“Lối mở” cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường EU
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2018 và theo đó, thuế cho các mặt hàng may mặc của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ giảm dần về 0% trong khoảng 7 năm.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường và phát triển nhanh hơn. Nhưng để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chuẩn bị nguồn lực để đáp ứng điều kiện của hiệp định này đưa ra đó là hàng phải đảm bảo quy định về xuất xứ hàng hóa.
Châu Âu là một trong những thị trường rộng lớn, tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tới 3,5 tỷ USD (chỉ sau thị trường Mỹ).
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, (VITAS) cho biết quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất trong EVFTA. Theo đó, các mặt hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hoàn toàn của Việt Nam, hoặc phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc EU và các nước có các hiệp định song phương với EU.
“Nếu Việt Nam đáp ứng được những quy định về những vấn đề này thì ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển một cách bền vững hơn,” Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam khẳng định.
Tuy nhiên, đây lại là mặt yếu của ngành dệt may, bởi ngành này còn quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Cụ thể, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trong khi chất lượng vải trong nước lại chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.
Theo bà Vũ Thị Phương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, họ không bỏ ngay mà tiến hành trong vòng 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực và sau 7 năm, thuế cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU mới giảm về 0%.
Để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần tính toán lại chiến lược đầu tư, kinh doanh phù hợp để chuyển từ hình thức CMT (sản xuất xuất khẩu gia công) sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (sản xuất từ thu mua vải, nguyên liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển).
Bà Phương cho biết thêm dệt may là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Đó là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi.
Cụ thể, trong Hiệp định có nêu rõ, cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước đã có FTA song phương với EU). Nhưng khi sử dụng biện pháp này, doanh nghiệp phải sử dụng giấy tờ phù hợp chứng minh xuất xứ, đơn từ chứng nhận xuất xứ ghi chú bổ sung và thông báo cho EU.
Theo bà Phương, đây cũng là cơ chế mở, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển hướng sang nhập vải của Hàn Quốc về sản xuất. Điều này cũng tận dụng được mức thuế ưu đãi trong EVFTA mà EU và Việt Nam đã ký kết.
Ông Phí Việt Trịnh, Tổng Giám đốc Công ty May Hồ Gươm, cũng cho rằng hiện có nhiều nguyên liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được chẳng hạn như vải phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên qua nghiên cứu, Hiệp định EVFTA đã mở ra một cánh cửa cho Việt Nam khi cho phép quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ.
Thống kê của VITAS cho thấy trung bình mỗi năm, ngành dệt may sử dụng trên 10 tỷ USD để nhập khẩu vải; trong đó trên 50% nhập từ Trung Quốc, khoảng 18% từ Hàn Quốc và 15% từ Đài Loan (Trung Quốc). Nếu doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc thì doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn khó có cơ hội được hưởng từ EVFTA.
Các chuyên gia Châu Âu nhận định chính sách thương mại của EU nhận định quy tắc xuất xứ từ EVFTA rất ngặt nghèo chỉ đứng sau Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam tức vải phải được cắt, nhập khẩu tại Việt Nam.
Nếu doanh nghiệp dệt may nắm chắc được các quy định từng mặt hàng và lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng được hưởng lợi từ EVFTA để được hưởng các ưu đãi và có giải pháp ngay từ bây giờ thì sẽ chủ động hơn trong việc tận dụng cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
Châu Âu là một trong những thị trường rộng lớn, tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tới 3,5 tỷ USD (chỉ sau thị trường Mỹ).
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, (VITAS) cho biết quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất trong EVFTA. Theo đó, các mặt hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hoàn toàn của Việt Nam, hoặc phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc EU và các nước có các hiệp định song phương với EU.
“Nếu Việt Nam đáp ứng được những quy định về những vấn đề này thì ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển một cách bền vững hơn,” Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam khẳng định.
Tuy nhiên, đây lại là mặt yếu của ngành dệt may, bởi ngành này còn quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Cụ thể, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trong khi chất lượng vải trong nước lại chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.
Theo bà Vũ Thị Phương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam, theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, họ không bỏ ngay mà tiến hành trong vòng 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực và sau 7 năm, thuế cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU mới giảm về 0%.
Để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần tính toán lại chiến lược đầu tư, kinh doanh phù hợp để chuyển từ hình thức CMT (sản xuất xuất khẩu gia công) sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (sản xuất từ thu mua vải, nguyên liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển).
Bà Phương cho biết thêm dệt may là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Đó là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam. Tuy nhiên, EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi.
Cụ thể, trong Hiệp định có nêu rõ, cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước đã có FTA song phương với EU). Nhưng khi sử dụng biện pháp này, doanh nghiệp phải sử dụng giấy tờ phù hợp chứng minh xuất xứ, đơn từ chứng nhận xuất xứ ghi chú bổ sung và thông báo cho EU.
Theo bà Phương, đây cũng là cơ chế mở, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển hướng sang nhập vải của Hàn Quốc về sản xuất. Điều này cũng tận dụng được mức thuế ưu đãi trong EVFTA mà EU và Việt Nam đã ký kết.
Ông Phí Việt Trịnh, Tổng Giám đốc Công ty May Hồ Gươm, cũng cho rằng hiện có nhiều nguyên liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được chẳng hạn như vải phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khiến doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên qua nghiên cứu, Hiệp định EVFTA đã mở ra một cánh cửa cho Việt Nam khi cho phép quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ.
Thống kê của VITAS cho thấy trung bình mỗi năm, ngành dệt may sử dụng trên 10 tỷ USD để nhập khẩu vải; trong đó trên 50% nhập từ Trung Quốc, khoảng 18% từ Hàn Quốc và 15% từ Đài Loan (Trung Quốc). Nếu doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc thì doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn khó có cơ hội được hưởng từ EVFTA.
Các chuyên gia Châu Âu nhận định chính sách thương mại của EU nhận định quy tắc xuất xứ từ EVFTA rất ngặt nghèo chỉ đứng sau Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam tức vải phải được cắt, nhập khẩu tại Việt Nam.
Nếu doanh nghiệp dệt may nắm chắc được các quy định từng mặt hàng và lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng được hưởng lợi từ EVFTA để được hưởng các ưu đãi và có giải pháp ngay từ bây giờ thì sẽ chủ động hơn trong việc tận dụng cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.