Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn tại vùng đất than bùn tỉnh Cà Mau


Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố kinh tế - xã hội năm 2022 của 120 hộ dân giáp ranh Vườn quốc gia U Minh Hạ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm tác động làm giảm tác động tiêu cực vào rừng bảo tồn gồm: trình độ học vấn của chủ hộ; thu nhập bình quân của hộ/năm; mức độ đầu tư sản xuất/ha của hộ và khoảng cách từ nhà đến rừng bảo tồn. Trong đó, mức độ đầu tư sản xuất và thu nhập bình quân của hộ có tác động lớn nhất đến việc giảm tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn. Nhóm nhân tố có ảnh hưởng làm tăng tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn gồm: tổng số nhân khẩu thu nhập từ rừng và nhóm hộ.

Đặt vấn đề

Đất than bùn ở Việt Nam chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một trong những vùng chứa than bùn lớn nhất nước, chiếm diện tích khoảng 6.034 ha.

Tuy nhiên, diện tích đất than bùn đang bị thu hẹp đáng kể do cháy rừng, khai thác và canh tác nông nghiệp làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn là cần thiết để tạo cơ sở cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng vùng đất than bùn tại Cà Mau.

Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp phân tích hồi quy 

Mô hình kinh tế lượng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hộ gia đình vào Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xác định như sau:

Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, D1)

Trong đó Y : Biến phụ thuộc hai tính chất

                           = 1 nếu hộ gia đình có tác động tiêu cực vào rừng bảo tồn

                           = 0 nếu hộ gia đình không có tác động tiêu cực vào rừng bảo tồn

Bảng 1. Kỳ vọng dấu các biến độc lập trong mô hình

Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn tại vùng đất than bùn tỉnh Cà Mau - Ảnh 1

Nguồn: Kết quả tổng hợp

Phạm vi nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn kinh tế hộ trong 5 ấp sinh sống lân cận Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc các xã Khánh An, xã Khánh Lâm, xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Trần Hợi để phân tích, đánh giá.

 Kết quả và thảo luận

Qua điều tra thực tế 120 hộ gia đình sinh sống ven rừng bảo tồn tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh thuộc tỉnh Cà Mau, ước lượng mô hình Logit với đầy đủ các biến số, nhóm tác giả thu được kết quả như Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình logit

Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn tại vùng đất than bùn tỉnh Cà Mau - Ảnh 2

Nguồn: Kết xuất Eviews

Ghi chú:      ***: có ý nghĩa thống kê ở mức  = 1%

**: có ý nghĩa thống kê ở mức  = 5%

*: có ý nghĩa thống kê ở mức  = 10%

ns: không có ý nghĩa thống kê

Với giá trị McFadden R-squared = 0,652, điều này cho thấy các biến độc lập có thể giải thích được 65% xác suất các hộ có tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn.

Trong kết quả ước lượng (Bảng 2), chúng ta thấy chỉ có các biến Trình độ học vấn của chủ hộ (X2), Tổng số nhân khẩu (X3), Thu nhập bình quân của hộ/1 năm (X5), Mức độ đầu tư sản xuất/1 ha của hộ (X7), Khoảng cách từ nhà đến rừng bảo tồn (X8), Thu nhập từ rừng bảo tồn của hộ/năm (X9) và biến Nhóm hộ (D2) đều có hiệu lực thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Các biến còn lại là Tuổi chủ hộ (X1), Diện tích đất của hộ (X6) và Giới tính của chủ hộ (D1) là không có hiệu lực thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Biến Tỷ lệ lao động tạo thu nhập (X4) sai dấu kỳ vọng.

Thực hiện dự báo kiểm định nâng cao ta được kết quả sau, thể hiện qua Bảng 3.

Bảng 3. Khả năng dự đoán của mô hình hồi quy

Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn tại vùng đất than bùn tỉnh Cà Mau - Ảnh 3

Nguồn: Kết xuất Eviews

Bảng 3 cho thấy kết quả dự đoán đúng của mô hình là khá cao. Trong số 33 hộ gia đình có tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn thì mô hình dự đoán đúng 27 hộ đạt 81,82%. Trong số 87 hộ gia đình không có tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn thì mô hình dự đoán đúng 83 hộ đạt tỷ lệ 95,4%. Tỷ lệ dự đoán đúng cho cả mô hình là 91,67%. Phân tích trên cho thấy khả năng dự đoán của mô hình là đáng tin cậy.

Phân tích mức tác động biên

Nếu gọi eβk là hệ số tác động biên của từng yếu tố thì tỷ lệ giữa xác suất hộ gia đình có tác động tiêu cực và không có tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn tăng lên nếu eβk lớn hơn 1 và giảm nếu eβk nhỏ hơn 1. Giá trị của eβk được ước lượng qua Bảng 4.

Bảng 4. Hệ số tác động biên theo từng yếu tố trong mô hình logit

Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội của nông hộ ảnh hưởng đến rừng bảo tồn tại vùng đất than bùn tỉnh Cà Mau - Ảnh 4

Nguồn: Tính toán tổng hợp

Kết luận

Qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của người dân vào rừng bảo tồn đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, đã chỉ ra có 2 nhóm nhân tố tác động theo chiều hướng tăng và giảm đến sự tác động tiêu cực vào rừng bảo tồn tại khu vực. Đầu tiên là nhóm tác động làm giảm tác động tiêu cực vào rừng bảo tồn gồm: trình độ học vấn của chủ hộ; thu nhập bình quân của hộ/năm; mức độ đầu tư sản xuất/1ha của hộ và khoảng cách từ nhà đến rừng bảo tồn. Trong quá trình phân tích mô hình thì 2 nhân tố mức độ đầu tư sản xuất và thu nhập bình quân của hộ là có tác động lớn nhất đến việc giảm tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn. Tiếp đến là nhóm nhân tố có ảnh hưởng làm tăng tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn gồm: tổng số nhân khẩu; thu nhập từ rừng và nhóm hộ. Qua phân tích, những hộ có quy mô càng lớn thì xác suất tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn càng cao, đồng thời những hộ thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo có xác suất tác động tiêu cực đến rừng bảo tồn cao hơn nhiều so với các hộ không thuộc hai nhóm trên.

Các hộ dân sinh sống ven rừng bảo tồn đã tạo thành vành đai khép kín có khả năng ngăn chặn được sự tác động bên ngoài vào rừng bảo tồn đất than bùn. Tuy nhiên trong các năm qua, mức ăn chia lợi nhuận của các hộ dân còn thấp, đồng thời những khó khăn, thủ tục rườm rà trong khai thác vận chuyển lâm sản đã không khuyến khích được hộ dân đầu tư tốt cho công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hữu Hồng, Vũ Văn Mễ (2006). Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.
  2. Nguyễn Thị Thanh Trâm (2011). Hiện trạng và giá trị của các vùng đất than bùn trong khu vực Đông Nam Á. Tổng cục Môi trường, tháng 12.
  3. Thủ tướng Chính phủ (2001). Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
  4. UBND tỉnh Cà Mau (2002). Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 12/9/2002 về việc ban hành Đề án đổi mới tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp.
  5. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (2012). Báo cáo diễn biến diện tích rừng và đất than bùn qua các năm tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
  6. Trần Hoàng Ngọc Lan (2011). Định lượng khả năng hấp thụ cacbon của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) phục hồi sau cháy năm 2001 trên đất phèn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Luận văn Đại học, chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Amarasekara M.G.T.S., Dayawansa N.D.K. and De Silva R. P.  (2009). Effect of Socio-Economic Factors on Adoption of Soil Conservation Measures in Kurundu Oya Sub Catchment. Tropical Agricultural Research, 21(1), 62 - 72.
  8. Renou Wilson et al, epa strive programme 2007 - 2013. Bogland: Sustainable Management of Peatlands in Ireland.
Theo tapchicongthuong.vn