Quản lý nhân sự: Hai quan điểm về việc siết chặt hay để tự do
Quản lý nhân sự luôn là bài toán đau đầu của các doanh nghiệp. Làm sao để vừa siết chặt kỷ cương mà lại có thể để tự do để phát huy sự sáng tạo của nhân viên? Quả là câu hỏi không hề dễ trả lời.
Quan điểm siết chặt nhân sự
Sự mâu thuẫn và đồng thuận giữa các thành viên trong một doanh nghiệp luôn luôn song hành trong các hoạt động lớn nhỏ của doanh nghiệp. Nếu một ý kiến được đưa ra mà sự đồng thuận chiếm đa số thì không ổn bởi dễ dẫn tới tâm lý xuôi chiều “thế nào cũng được”, dần sẽ khiến doanh nghiệp chậm tiến. Tuy nhiên, nếu các thành viên thì doanh nghiệp lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng. Điều này nguy hiểm đến mức có thể gây phá hoại doanh nghiệp.
Để có sự đồng thuận trước những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn của các thành viên trong doanh nghiệp thì đội ngũ quản lý nhân sự, ban lãnh đạo cần phải đề ra những nguyên tắc chung, nhằm siết chặt nhân sự. Một doanh nghiệp không thể vững mạnh nếu nhân sự không đoàn kết với nhau. Tạo lập một môi trường mang đậm tính kỷ luật và trách nhiệm tập thể là điều kiện không thể thiếu của một doanh nghiệp đằng cấp hàng đầu.
Quan điểm để nhân sự tự do
Trong từng ngành nghề nhất định mà việc siết chặt nhân sự không thể mang lại hiệu quả làm việc, đặc biệt là các ngành liên quan đến sáng tạo. Không chỉ quảng cáo, không chỉ marketing mới cần sáng tạo. Kể cả trong lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng,... nhân viên cũng cần phải được sáng tạo, sáng tạo liên tục. Bởi một doanh nghiệp không sáng tạo tức là doanh nghiệp chết. Mà điều kiện tiên quyết của sáng tạo là phải được tự do tư tưởng trước nhất.
Kỹ sư giỏi cần phải được tự do trong tư tưởng để sáng tạo những công trình kiến trúc, những thiết bị máy móc cải tiến,... Nhà thiết kế muốn giỏi thì cần phải được tự do thỏa sức với trí tưởng tượng của mình. Nhà quảng cáo giỏi phải được tự do để thăm dò tiềm thức, nghiên cứu khách hàng, tận hưởng cảm xúc,... để sáng tạo nội dung thu hút hàng triệu lượt tương tác. Nói chung, thành viên trong doanh nghiệp nào cũng vậy, không thể không được tự do để làm những điều mà họ thích, được sáng tạo để cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp mình.
Trong các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như trên giới, họ đều có bộ phận chuyên phụ trách phát triển ý tưởng. Đó là cũng có thể là bộ phận nghiên cứu nhưng nói chung họ đều chăm sóc cho sự tự do của nhân viên, tạo cho họ một nơi làm việc tự do tư tưởng, tự do tư duy (trong khuôn khổ) để sáng tạo nhằm đưa ra các ý tưởng, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn hoạt động bền vững và phát triển thì không thể chỉ lựa chọn một trong hai quan điểm quản lý nhân sự hoặc siết chặt, hoặc tự do. Bạn nên kết hợp cả hai. Hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp để ở đó nhân sự luôn cảm thấy được tự do sáng tạo, tự do phát triển để cống hiến tuy nhiên cũng cần biết bản thân cần phải có trách nhiệm với doanh nghiệp, tức ý thức mình phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt, tuân thủ các kỷ luật của cấp trên và các quy định chung của doanh nghiệp.