Quản trị rủi ro doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Phan Thị Ánh Nguyệt, Hà Mỹ Trang - Trường Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ

Quản trị rủi ro là một trong những mối quan tâm hàng đầu doanh nghiệp, giúp các cấp quản lý đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của thực hành quản trị rủi ro doanh nghiệp lên giá trị của các công ty niêm yết, với mẫu nghiên cứu được thu thập từ 277 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát từ phương pháp Bình phương tổng quát khả thi cho thấy: Trong việc áp dụng quản trị rủi ro doanh nghiệp, công ty kiểm toán Big 4 và quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực, còn các biến đòn bẩy tài chính, tuổi niêm yết và biến tăng trưởng ảnh hưởng tiêu cực lên giá trị công ty.

Giới thiệu

Hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và tạo ra nhiều bất ổn cho các doanh nghiệp (DN), do đó, để nâng cao giá trị DN, việc quản trị rủi ro (QTRR) là rất cần thiết. QTRR DN (ERM) là phương pháp tiếp cận có hệ thống và toàn diện giúp DN xác định rủi ro và ứng phó với các rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh nhằm nâng cao giá trị DN. ERM tốt đồng nghĩa với việc DN kiểm soát tốt các tác động và khả năng xảy ra rủi ro, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động không lường trước được, đồng thời triển khai giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rủi ro gây ra.

Bài viết nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của ERM đến giá trị DN niêm yết trên HOSE từ năm 2016 đến năm 2021.

Cơ sở lý thuyết

Vào những năm 1990, ERM lần đầu tiên xuất hiện như là một phương pháp tiếp cận mới nhằm quản lý rủi ro. Theo Banham (1999), ERM là xác định, phân tích, định lượng và so sánh tất cả các hoạt động của một công ty xuất phát từ các hoạt động vận hành, tài chính và chiến lược. M. Beasley và cộng sự (2008) cho rằng, ERM là quá trình phân tích các mức độ rủi ro mà DN phải đối mặt để đảm bảo rằng, các tác động của những rủi ro đó nằm trong mức chấp nhận được.

Còn theo nghiên cứu của COSO (2004), ERM là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhân sự khác của tổ chức, được áp dụng trong thiết lập chiến lược và trên quy mô toàn DN để xác định những sự kiện tiềm ẩn có thể tác động đến DN. Quản lý rủi ro theo khẩu vị rủi ro của DN để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm ảnh hướng tới việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Thông qua ERM, các DN có thể đối mặt với rủi ro, tận dụng cơ hội và các năng lực khác để tạo ra giá trị.

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Một trong những lý thuyết về kinh tế có tầm ảnh hưởng và quan trọng nhất liên quan đến tài chính và đầu tư đó là Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio theory – MPT). MPT được phát triển bởi Hary Markowitz và công bố với tiêu đề “Portfolio Selection” trong một bài báo tài chính vào năm 1952. MPT nhấn mạnh rằng, rủi ro có thể được gọi là cả rủi ro và cơ hội, trong đó các mục tiêu kinh doanh chủ yếu nhằm tránh hoặc giảm bớt rủi ro, nhưng để tìm kiếm lợi nhuận tối ưu ở mức rủi ro có thể chấp nhận được hoặc mong muốn (Boatright, 2011). Nocco and Stulz (2006) đã đưa ra bằng chứng chắc chắn rằng, ERM bao hàm lý thuyết MPT vì ERM kết hợp tất cả các loại rủi ro trong một danh mục đầu tư và tất cả các rủi ro đều có mối tương quan với nhau. Shad và cộng sự (2019) cho rằng, các công ty nên sử dụng quản lý rủi ro vì các cổ đông không phải là những bên liên quan duy nhất của tổ chức. Điều đó có thể thuận lợi cho việc cải thiện hoạt động tài chính của DN cũng như phát triển bền vững.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Freeman (1984) định nghĩa, bên liên quan của một tổ chức là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả và quá trình đạt được các mục tiêu của tổ chức đó. Bản chất của lý thuyết này dựa trên niềm tin rằng, các bên liên quan được coi là tài sản của một tổ chức và các nhà quản lý phải thỏa mãn họ (Zahid và Ghazali, 2017). Tất cả các bên liên quan như: cổ đông, người quản lý, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương có thể quan tâm đến các hoạt động, mục tiêu và hành vi của DN (Aziz và cộng sự, 2015). Tổ chức có thể duy trì địa vị và danh tiếng của mình trong xã hội để làm tăng giá trị của họ (Shad và cộng sự, 2019). Mặt khác, một nghiên cứu được thực hiện bởi Lim và Wang (2007) cũng sử dụng quan điểm dựa trên Lý thuyết các bên liên quan trong việc quản lý rủi ro, nghiên cứu cho thấy, rủi ro hệ thống của công ty có thể được giảm thiểu thông qua bảo hiểm rủi ro tài chính và điều này có thể làm tăng đầu tư bởi các bên liên quan.

Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu về ảnh hưởng của QTRR đến giá trị DN cũng được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm mặc dù chưa có sự đồng thuận về xu hướng ảnh hưởng của QTRR lên giá trị công ty. Theo đó, có nghiên cứu cho rằng không có mối quan hệ giữa QTRR và giá trị DN. Mohd Tahir và Razali (2011) nghiên cứu mẫu 528 công ty niêm yết ở Malaysia. Nghiên cứu này đã sử dụng giá trị công ty do Tobins Q làm biến phụ thuộc để đánh giá tác động của QTRR đối với giá trị công ty và các yếu tố khác. Kết nghiên cứu cho thấy, giá trị DN mối quan hệ tích cực nhưng không có ý nghĩa giữa giá trị DN và QTRR.

Lin và cộng sự (2012) nhận thấy, việc triển khai QTRR có tương quan nghịch với giá trị DN. Các tác giả cho rằng, ở giai đoạn đầu của việc thực hiện QTRR, các nhà đầu tư có thể khó giải thích được giá trị của QTRR và coi đây là một chương trình tốn kém mà lợi ích tiềm năng của nó mang lại không cao.

Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu đều ủng hộ nhận định rằng, giá trị DN lớn hơn đối với các công ty áp dụng QTRR. Kommunuri và cộng sự, (2016) sử dụng mẫu 199 công ty hoạt động trong các ngành khác nhau được niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để nghiên cứu hiệu quả hoạt động và giá trị của việc triển khai ERM, kết quả nghiên cho thấy, việc nâng cao thực hành quản lý rủi ro sẽ giúp DN đạt được mục tiêu và cải thiện nhận thức của thị trường về giá trị của công ty họ.

Phan và cộng sự., (2020) sử dụng mẫu 77 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2012-2018 để đánh giá tác động của quản lý rủi ro đến giá trị DN của các DN ở Việt Nam. Từ đó, giúp các DN trong ngành giải thích tác động của quản lý rủi ro tài chính đối với giá trị DN, nhằm giúp các nhà điều hành DN đưa ra quyết định tài chính, dự án sản xuất kinh doanh phù hợp để tối đa hóa giá trị của DN.

Nguyễn Thúy Anh và Tạ Thị Thanh Thủy (2021) đánh giá những yếu tố thuộc QTRR có tác động đến kết quả hoạt động của DN trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng phiếu điều tra, từ đó, sử dụng mô hình định lượng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, 4 yếu tố thuộc quản trị rủi ro có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của DN nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.

Hoyt và Liebenberg (2011) ước tính mối quan hệ giữa QTRR và giá trị công ty thông qua mẫu nghiên cứu gồm 275 DN bảo hiểm trong khoảng thời gian từ 1995-2005. Nghiên cứu sử dụng ước lượng hợp lý cực đại (maximum-likelihood treatment effects model) để ước tính quyết định tham gia vào QTRR và ảnh hưởng của nó đối với Tobin’s Q làm đại diện cho giá trị công ty. Nghiên cứu ước tính hệ số chỉ ra rằng, các công ty bảo hiểm tham gia vào QTRR được định giá cao hơn khoảng 20% so với các DN bảo hiểm khác.

Tài liệu về QTRR cũng tiếp tục mở rộng trong những năm gần đây. Bertinetti et al., (2013) đã sử dụng mẫu 200 công ty lớn ở châu Âu để đánh giá ảnh hưởng của QTRR đến giá trị DN. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để điều tra tác động của việc áp dụng hệ thống ERM đối với giá trị DN và xem đâu là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn này. Kết quả cho thấy, QTRR làm tăng giá trị DN, bất kỳ ngành nào. Trong số các biến kiểm soát mà họ sử dụng trong mô hình, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, quy mô là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị DN.

Iswajuni et al., (2018) nghiên cứu các DN sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) với dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên của các DN sản xuất niêm yết trên IDX từ giai đoạn 2010–2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù việc thực hiện QTRR ở Indonesia vẫn còn ít, nhưng nó có thể chứng minh rằng QTRR có tác động tích cực đến giá trị DN.

Faisal et al., (2021) kiểm tra tác động trung gian của các quyết định đầu tư đối với mối quan hệ giữa QTRR và giá trị DN. Các mẫu nghiên cứu là 215 DN được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2018. Kết quả cho thấy, các quyết định đầu tư đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa QTRR và giá trị DN.

Mô tả dữ liệu và mô hình nghiên cứu

Nguồn dữ liệu

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp gồm 1.662 quan sát với tổng số 277 DN niêm yết trên HOSE được thu thập từ FiinPro do Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam cung cấp và truy cập thông qua Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Các giá trị còn thiếu được bổ sung thông qua các trang web tài chính như: Vietstock.vn, Cafef.vn và báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty. Để đảm bảo tính thống nhất và độ tin cậy trong việc đánh giá tác động của ERM đến giá trị DN, dữ liệu của các DN phải đáp ứng các tiêu chí sau: (1) Có đầy đủ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên giai đoạn 2016-2021 đã được kiểm toán; (2) Các ngân hàng, DN tài chính và bảo hiểm bị loại trừ do các đơn vị này có hệ thống kế toán đặc thù; (3) Cổ phiếu của DN sẽ vẫn được niêm yết trên HOSE vào cuối năm 2021.

Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu nhằm giải thích mức ảnh hưởng của ERM đến giá trị DN. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan, mô hình đề xuất được trình bày như sau:

EVi,t = 0+ 1SIZEi,t + 2LEVERAGEi,t+ 3GROWTHi,t

+ 4AGEi,t + 5AUDi,t+ 6ERMi,t + 7INSPCOMMi,t + εi,t

Chi tiết về các biến, cách đo lường và các nghiên cứu tham khảo được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1: Mô tả các biến trong nghiên cứu

Tên biến

Ký hiệu

Cách tính

Nguồn tham khảo đề xuất biến

Kỳ vọng

Giá trị công ty

EV

Ln (Giá trị vốn hóa thị trường + Giá trị sổ sách của các khoản nợ – Tiền và tương đương tiền)

Amit kumar Singh và Preeti Bansal (2016); Aggarwal và Padhan (2017); H. N. Dang et al., (2019)

 

Quy mô công ty

SIZE

Ln (Tổng tài sản)

Hoyt và Liebenberg (2011); Mohd Tahir và Razali (2011) Bertinetti et al., (2013); Kommunuri et al., (2016); Florio và Leoni (2017); Iswajuni et al., (2018); Hirdinis (2019)

+

Đòn bẩy tài chính

LEVERAGE

Tổng nợ/Tổng tài sản

Mohd Tahir và Razali (2011); Kommunuri et al., (2016); H. N. Dang et al., (2019)

-

Tăng trưởng doanh thu

GROWTH

[Doanh thu năm nay – Doanh thu năm trước]/ Doanh thu năm trước

Kommunuri et al., (2016); H. N. Dang et al., (2019); Phan et al., (2020)

+

số năm niêm yết

AGE

Ln (Năm hiện tại - năm niêm yết)

Silva et al., (2019)

+

QTRR DN

ERM

Biến giả 1 nếu một công ty có thực hành quản lý rủi ro, ngược lại là 0

Hoyt và Liebenberg (2011); Kommunuri et al., (2016)

+

Kiểm toán

AUD

Biến giả 1 nếu một công ty có kiểm toán là Big4, ngược lại là 0

Kommunuri et al., (2016) và Wijaya (2020)

+

Ban kiểm soát

INSPCOMM

Biến giả 1 nếu một công ty có ban kiểm soát, ngược lại là 0

Kommunuri et al., (2016)

+

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Kết quả và thảo luận

Phân tích ma trận tương quan và kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình, nghiên cứu đã sử dụng ma trận hệ số tương quan (Bảng 2). Theo Gujarati (2022), nếu hệ số tương quan giữa các biến lớn hơn 0,8 thì mô hình có khả năng gặp vấn đề nghiêm trọng về đa cộng tuyến. Khi đó, dấu của các hệ số hồi quy có thể bị thay đổi dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch. Kết quả Bảng 2 cho thấy, đa số giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,8. Điều này có nghĩa là mô hình không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về đa cộng tuyến.

Bảng 2: Bảng ma trận hệ số tương quan

 

EV

LEVERAGE

SIZE

GROWTH

AGE

ERM

INSPCOMM

AUD

EV

1

             

LEVERAGE

0,2163*

1

           

SIZE

0,9160*

0,3379*

1

         

GROWTH

0,0124

0,0810*

0,0071

1

       

AGE

0,0011

-0,0465

0,0225

-0,1605*

1

     

ERM

0,2937*

0,0841*

0,3077*

0,0133

0,026

1

   

INSPCOMM

-0,1274*

-0,0706*

-0,1444*

0,0093

-0,0366

-0,0692*

1

 

AUD

0,4652*

0,0185

0,4608*

-0,0553*

0,0954*

0,2950*

-0,0868*

1

Chú thích: * có ý nghĩa thống kê α = 5%

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm Stata

Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy, nghiên cứu tiếp tục kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor- VIF). Kết quả Bảng 3 cho thấy, tất cả các hệ số VIF đều nhỏ hơn 5, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến độc lập

SIZE

AUD

LEVERAGE

ERM

AGE

GROWTH

INSPCOMM

VIF

1,54

1,36

1,17

1,14

1,04

1,03

1,02

Mean VIF

1,19

           

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ phần mềm Stata

Kiểm định lựa chọn mô hình

Để phân tích tác động của ERM đối với giá trị DN của các công ty niêm yết trên HOSE, nhóm tác giả đã sử dụng 3 phương pháp hồi quy bao gồm: Hồi quy bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS), Mô hình tác động cố định (FEM) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

Kết quả mô hình Pooled PLS ở Bảng 4 bước đầu cho thấy, mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau: Quy mô DN (SIZE) ảnh hưởng thuận chiều đến giá trị công ty với mức ý nghĩa 1%; Đòn bẩy tài chính (LEVERAGE) có mối quan hệ nghịch đến giá trị DN với mức ý nghĩa 1%; Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có p-value > 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê; Năm niêm yết (AGE) ảnh hưởng nghịch chiều với giá trị DN với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, mô hình OLS tổng thể không quan tâm đến các ảnh hưởng riêng lẻ, đặc điểm riêng của từng DN. Do đó, mô hình tiếp tục được ước lượng bằng mô hình tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman được sử dụng để thấy độ phù hợp giữa hai mô hình. Kết quả cho thấy, P-value = 0,0000 nghĩa là mô hình FEM được lựa chọn là phù hợp hơn. Kết quả ước lượng mô hình FEM khác với Pooled OLS, đòn bẩy tài chính có p-value > 0.1, không có ý nghĩa thống kê. GROWTH có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

Bảng 4: Kết quả ước lượng từ mô hình OLS, FEM và REM

Biến độc lập

OLS

FEM

REM

SIZE

1,169***

0,840***

0,979***

[79,09]

[33,43]

[48,41]

LEVERAGE

-0,767***

0,0604

-0,157*

[-9,89]

[0,69]

[-1,95]

GROWTH

0,0485

-0,0320*

-0,0256

[1,23]

[-1,76]

[-1,38]

AGE

-0,0744***

,

-0,0594

[-2,73]

,

[-0,95]

ERM

0,0150

-0,000672

0,00129

[0,46]

[-0,02]

[0,04]

INSPCOMM

0,0140

-0,0258

0,0109

[0,27]

[-0,80]

[0,34]

AUD

0,133***

0,0698**

0,0982***

[3,60]

[2,03]

[2,97]

_cons

 

-0,802***

1,113***

0,292

[-6,26]

[6,20]

[1,44]

N

1.662

   

R2

85,09%

83,85%

84,53%

Kiểm định Hausman

Prob>chi2 = 0,0000

Ghi chú: ***,**,* lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Nguồn: Kết quả dữ liệu từ phần mềm Stata

Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng kiểm định Modified Wald (xttset3) để kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM và kiểm định Lagrange để kiểm tra hiện tượng tự tương quan. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 5.

Bảng 5: Kết quả kiểm định Modified Wald và Lagrange

Kiểm định

Kết quả

Kết luận

Kiểm định Modified Wald

Prob > chi2 = 0,0000

Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Kiểm định nhân tử Lagrange

F = 61,605, Prob > F = 0,0000

Có hiện tượng tự tương quan

Nguồn: Kết quả dữ liệu từ phần mềm Stata

Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS

Phương pháp Feasible Generalized Least Square (FGLS) được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm soát hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Kết quả ước lượng FGLS thể hiện ở Bảng 6 gồm 1.662 quan sát cho thấy, sự phù hợp của mô hình (Prob > chi2 = 0,0000).

Bảng 6: Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS

 

Hệ số hồi quy

Sai số chuẩn

z

P>z

SIZE

1,053718***

0,01122

93,94

0,0000

LEVERAGE

-0,33702***

0,04782

-7,05

0,0000

GROWTH

-0,03145**

0,01286

-2,45

0,014

AGE

-0,05164**

0,0201

-2,57

0,01

ERM

0,056559***

0,0172

3,29

0,001

INSPCOMM

0,011251

0,02039

0,55

0,581

AUD

0,117313***

0,02017

5,82

0,0000

_cons

-0,23024

0,09122

-2,52

0,012

N

1.662

     

Wald chi2(7)

12,259,35

     

Prob > chi2

0,0000

     

Ghi chú: ***,**,* lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Nguồn: Kết quả dữ liệu từ phần mềm Stata

Kết quả ước lượng trên cho thấy:

- Ban kiểm soát (INSPCOMM): nhân tố này có quan hệ thuận chiều với giá trị DN nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng cho thấy, việc DN có ban kiểm soát hay không đều không ảnh hưởng đến giá trị DN.

- Quy mô công ty (SIZE): có mối quan hệ cùng chiều với giá trị DN với mức ý nghĩa 1%. Nói một cách chi tiết hơn, giả định các yếu tố khác cố định, quy mô công ty tăng thêm 1 điểm % thì giá trị DN cũng tăng tương ứng khoảng 1,0537 điểm % và ngược lại. Kết quả về mối quan hệ thuận chiều này đúng như kỳ vọng và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hoyt và Liebenberg (2011), Iswajuni et al., (2018), Chen et al., (2020). Iswajuni et al., (2018) là quy mô DN càng lớn thì giá trị DN càng tăng. Kết quả này không ủng hộ nghiên cứu của Phan et al., (2020), Phan et al., (2020) giá trị tài sản lớn của một công ty không đảm bảo rằng ấn tượng của nhà đầu tư đối với công ty sẽ tăng lên, các nhà đầu tư không coi quy mô DN là cơ sở để quyết định đầu tư.

- Đòn bẩy tài chính (LEVERAGE): Trái ngược với kết quả từ nghiên cứu của Mohd Tahir và Razali (2011) và Hirdinis (2019), kết quả ước lượng hồi quy cho thấy, LEVERAGE có mối quan hệ nghịch chiều với giá trị DN với mức ý nghĩa thống kê 1%. Nói cách khác, nếu đòn bẩy tài chính tăng thêm 1 điểm % thì giá trị DN sẽ giảm 0,337 điểm %. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng được đặt ra ban đầu và ủng hộ nghiên cứu của Hoyt và Liebenberg (2011), Bertinetti et al., (2013). Liebenberg và Hoyt (2011) đã chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị DN, đòn bẩy tài chính quá mức có thể làm tăng khả năng phá sản và khiến chủ sở hữu DN phải gánh chịu chi phí kiệt quệ tài chính.

- Tăng trưởng doanh thu (GROWTH): có mối quan hệ nghịch chiều với giá trị DN với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này đi ngược với kỳ vọng và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phan et al., (2020) và Jang và Park (2011). Jang và Park (2011) chỉ ra rằng, tỷ lệ lợi nhuận trước đây có tác động tích cực đến tỷ lệ tăng trưởng hiện tại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng hiện tại và trước đó có tác động tiêu cực đến tỷ lệ lợi nhuận hiện tại trong ngành nhà hàng. Kết quả này không ủng hộ bởi các nghiên cứu của Allayannis và Weston (2001), Zou (2010), Hoyt và Liebenberg (2011) và Aggarwal và Padhan (2017).

- Số năm niêm yết trên thị trường chứng khoán (AGE): AGE có mối quan hệ nghịch chiều với giá trị DN với ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này ngược lại với kỳ vọng ban đầu và không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Silva et al., (2019) ở Brazil, giá trị DN và lợi nhuận tăng theo tuổi của DN. Janardhanan (2020) cho rằng, khi công ty trong lĩnh vực dịch vụ tài chính lâu năm, nó có thể tạo ra hình ảnh tốt hơn trong tâm trí khách hàng và hoàn thiện giá trị DN. Kết quả này ủng hộ nghiên cứu của Putri và Rachmawati (2018) và Loderer et al., (2011). Loderer et al., (2011) cho rằng, công ty càng lớn tuổi có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, chi phí cao hơn, tài sản lạc hậu, tăng trưởng chậm khiến nhà đầu tư không thu hút đầu tư và khiến giá trị công ty liên tục giảm sút.

- QTRR DN (ERM): Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy, ERM có mối quan hệ thuận chiều với giá trị DN với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết cho rằng, việc thực hiện ERM làm tăng giá trị DN và ủng hộ nghiên cứu của Cas et al., (2003), Hoyt và Liebenberg (2011), Bertinetti et al., (2013), Phan et al., (2020), Kommunuri et al., (2016). Hoyt và Liebenberg (2011), Bertinetti et al., (2013) cho rằng, sự tham gia của công ty vào hệ thống ERM là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, kết quả này không ủng hộ nghiên cứu của Mohd Tahir và Razali (2011). Có thể kết luận rằng, thực hiện ERM sẽ làm tăng giá trị DN bởi vì QTRR tốt giúp DN kiểm tra và hạn chế thiệt hại thấp nhất khi rủi ro xảy ra thông qua việc triển khai các giải pháp ứng phó đã được chuẩn bị trước đó nhằm nâng cao giá trị DN.

- Công ty kiểm toán (AUD): Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Wijaya (2020) khi nghiên cứu về thị trường vốn Indonesia, các công ty sản xuất được kiểm toán Big4 được đánh giá cao hơn so với các công ty được kiểm toán không phải Big4. Bởi những công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ làm tăng độ chính xác của báo cáo tài chính góp phần thu hút nhà đầu tư làm tăng giá trị DN.

Kết luận

Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động của các DN niêm yết trên HOSE các nhà quản trị DN có thể: Thứ nhất, tăng cường hoạt động QTRR DN bằng cách quán triệt và truyền đạt đến các bộ phận và cá nhân có liên quan tại DN, cần được theo dõi, kiểm tra và thực hiện một cách nghiêm túc ở tất cả các khâu cụ thể từ việc nhận diện rủi ro, đo lường, kiểm soát rủi ro; Thứ hai, mở rộng hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để có thể mở rộng quy mô và tận dụng công nghệ hiện đại, trình độ quản lý và thị trường của các đối tác nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và góp phần nâng cao giá trị cho công ty mình.

* Đề tài này được tài trợ bởi Trường Đại học Cần Thơ, Mã số: T2022-51

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Thúy Anh và Tạ Thị Thanh Thủy (2021), Tác động của QTRR đến kết quả hoạt động của DN trên địa bàn TP. Hà Nội, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế;

Anh, N. T., & Thủy, T. T. T. (n.d.), Tác động của ERM đến hiệu qảu hoạt động của DN ở Hà Nội. PDF;

Aggarwal, D., & Padhan, P. C. (2017), Impact of Capital Structure on Firm Value: Evidence from Indian Hospitality Industry, In Theoretical Economics Letters, 7(4), 982–1000;

Allayannis, G., & Weston, J. P. (2001), The use of foreign currency derivatives and firm market value, Review of Financial Studies, 14(1), 243–276;

Amit kumar Singh, & Preeti Bansal. (2016), Impact of Financial Leverage on Firm’s Performance and Valuation: A Panel Data Analysis, Indian Journal of Accounting, IX(3), 237–278;

Aziz, N. A. A., Manab, N. A., & Othman, S. N. (2015), Exploring the Perspectives of Corporate Governance and Theories on Sustainability Risk Management (SRM), Asian Economic and Financial Review, 5(10), 1148–1158;

Banham, K. and C. (1999), Understanding the Skepticism about Enterprise Risk Management;

Beasley, M., Pagach, D., & Warr, R. (2008), Information conveyed in hiring announcements of senior executives overseeing enterprise-wide risk management processes, Journal of Accounting, Auditing and Finance, 23(3), 311–332;

The Effect of the Enterprise Risk Management Implementation on the Firm Value of European Companies, SSRN Electronic Journal, https://doi.org/10.2139/ssrn.2326195;

Cas, T., Risk, E., & Committee, M. (2003), Overview of Enterprise Risk Management The CAS Enterprise Risk Management Overview of Enterprise Risk Management, Casualty Actuarial Society, 99–164;

Chen, Y. L., Chuang, Y. W., Huang, H. G., & Shih, J. Y. (2020), The value of implementing enterprise risk management: Evidence from Taiwan’s financial industry, North American Journal of Economics and Finance, 54(February 2019), 100-926;

 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2023