“Soi” thu nhập của một số chủ tịch hội đồng quản trị

Tuấn Thủy

Thu nhập của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) một số ngân hàng, công ty chứng khoán cao dao động từ 2,9 tỷ đồng đến 4,2 tỷ đồng một năm (2023).

Theo thống kê của Fiingroup, thu nhập của Chủ tịch HĐQT ở Ngân hàng, Dịch vụ Tài chính (chủ yếu Chứng khoán) và một số doanh nghiệp (bao gồm PNJ, VHM, NLG, NTP, REE…) cao hơn so với phần đông còn lại.

Yếu tố này có thể do ngoài việc đây đều là những doanh nghiệp lớn, đầu ngành thì vị trí Chủ tịch HĐQT cũng tham gia vào một số công tác điều hành và chia sẻ một số phạm vi công việc của vị trí điều hành như Tổng giám đốc (CEO).

Hình 1: Thu nhập bình quân của vị trí Chủ tịch HĐQT theo ngành, 2022-2023

Nguồn: Fiingroup
Nguồn: Fiingroup

 

Dữ liệu tổng hợp cho thấy, thu nhập bình quân của các chủ tịch HĐQT toàn thị trường đạt khoảng 1,7 tỷ đồng/năm trong năm 2023. Trong đó, vị chủ tịch HĐQT có thu nhập cao nhất thuộc về bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ), với thu nhập khoảng 8,8 tỷ đồng năm 2023.

Về nhì là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – HOSE: STB) Dương Công Minh (còn có biệt danh là Minh Xoài), với thu nhập năm 2023 là 8,6 tỷ đồng.

Hình 2: Top 15 doanh nghiệp có thu nhập của Chủ tịch HĐQT cao nhất, 2023

Nguồn: Fiingroup
Nguồn: Fiingroup

Lần lượt phía sau là Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng (HOSE: SSI) và Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – HOSE: VNM) với thu nhập năm 2023 lần lượt khoảng 7 tỷ đồng và 6,4 tỷ đồng.

Trong Top 10 doanh nghiệp có thu nhập của Chủ tịch HĐQT cao nhất 2023 còn có Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank – HOSE: SSB), Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - HOSE: HDB); CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG); CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP); CTCP Gỗ An Cường (HOSE: ACG)… với mức quanh ngưỡng 4 – 5 tỷ đồng. Thu nhập của vị trí Chủ tịch HĐQT không bao gồm giá trị của cổ phiếu thưởng và/hoặc cổ phiếu theo chương trình quyền chọn dành cho cấp điều hành (ESOP).

Hình 3: Thu nhập bình quân của vị trí Chủ tịch HĐQT theo ngành, 2022-2023

Nguồn: Fiingroup
Nguồn: Fiingroup

Nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước (nhà nước sở hữu từ 25% đến dưới 51% tổng vốn chủ sở hữu) có tỷ lệ sinh lời trên vốn (ROE) cao nhất nhưng thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT (cũng như của CEO) lại thấp hơn 16%-20% so với mức bình quân toàn thị trường.

Tuy nhiên, xét theo quy mô vốn hóa, thu nhập bình quân của vị trí Chủ tịch HĐQT có tương quan rõ rệt với hiệu quả hoạt động. Nhóm có ROE ở mức cao thì thu nhập của Chủ tịch HĐQT cũng cao hơn so với nhóm còn lại. Nhóm 

Hình 4: Thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT theo quy mô vốn hóa, 2022- 2023

* Vốn hóa lớn gồm các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa từ 25 nghìn tỷ đồng trở lên (tại thời điểm cuối năm 2023); nhóm vốn hóa vừa có quy mô vốn hóa từ 3,5-25 nghìn tỷ đồng, nhóm vốn hóa nhỏ gồm các doanh nghiệp còn lại. Nguồn: Fiingroup
* Vốn hóa lớn gồm các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa từ 25 nghìn tỷ đồng trở lên (tại thời điểm cuối năm 2023); nhóm vốn hóa vừa có quy mô vốn hóa từ 3,5-25 nghìn tỷ đồng, nhóm vốn hóa nhỏ gồm các doanh nghiệp còn lại. Nguồn: Fiingroup

 

FiinGroup cho rằng, thu nhập của vị trí chủ tịch HĐQT có mối tương quan đáng kể với hiệu quả hoạt động ở ngành Ngân hàng. Thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT và hệ số ROE bình quân ngành Ngân hàng cùng ở mức cao. Thực tế này xuất phát một phần từ thực tế là Chủ tịch HĐQT nhiều Ngân hàng đều là Chủ tịch điều hành.

Ngược lại, các doanh nghiệp công nghệ thông tin và bán lẻ có hiệu quả cao (ROE cao) nhưng thu nhập bình quân của Chủ tịch HĐQT lại ở mức rất thấp.

Xét riêng năm 2023, thu nhập của vị trí chủ tịch HĐQT chưa gắn liền với mục tiêu về tăng trưởng giá trị công ty ở hầu hết các ngành. Thực tế là thu nhập của ban lãnh đạo thường được xác định từ năm trước đó.

Ngoài ra, theo thông lệ tại Việt Nam, việc tăng trưởng giá trị công ty chưa phải là một chỉ tiêu KPI hoặc xác định chế độ lương thưởng của các vị trí chủ chốt của ban điều hành.