Tác động từ hiệu quả hoạt động đến minh bạch trong công bố thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Trương Thảo Nghi, Ngô Nhật Phương Diễm

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của hiệu quả hoạt động đến minh bạch trong công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thông qua mô hình dữ liệu bảng bao gồm OLS, FEM, REM, và lựa chọn mô hình cuối cùng đối với Robust và FGLS với mẫu dữ liệu 338 công ty gồm 3.718 quan sát. Nghiên cứu sử dụng thang đo thông qua chỉ tiêu đại diện đối với minh bạch trong công bố thông tin tài chính gồm: Khuếch trương thu nhập, Dàn đều thu nhập và Che giấu tổn thất. Bên cạnh đó, nghiên cứu dùng chỉ số khả năng sinh lời của VCSH (ROE) và giá trị thị trường (Tobin’s Q) để đo lường hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng đến minh bạch trong công bố thông tin tài chính.

Đặt vấn đề

Minh bạch trong công bố thông tin (CBTT) nói chung và minh bạch CBTT tài chính nói riêng nổi lên như một mối quan tâm hàng đầu trong những thập kỷ gần đây. Sava và cộng sự (2013) khẳng định, các công ty bỏ qua tầm quan trọng minh bạch CBTT tài chính thường dẫn đến các hành vi sai trái về tài chính, tham nhũng và gian lận lợi nhuận. Nair và cộng sự (2019) nhấn mạnh thiếu minh bạch CBTT tài chính là yếu tố chính cản trở các công ty trong việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài.

Gullo và Montalbano (2022) cho thấy, các quốc gia thiếu minh bạch CBTT tài chính được coi là điểm đầu tư rủi ro, không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một nền kinh tế không an toàn. Nguyên tắc OECD (2023) của G20/OECD đã được sửa đổi, bổ sung và là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu cũng cho rằng, cần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả kinh tế để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của thị trường kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nair và cộng sự (2019) chỉ ra rằng khi báo cáo tài chính (BCTC) được minh bạch và rõ ràng, mức độ phản ánh hiệu quả hoạt động (HQHĐ) sẽ chính xác hơn so với các DN không có tính minh bạch trong BCTC. Đối với các doanh nghiệp (DN), việc CBTT có tác động tích cực đến HQHĐ, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng được hình ảnh xã hội tốt hơn (Aziz và Haron, 2021; Edogbanya, 2016).

Ngược lại, Aksu và Kosedag (2006) lại chỉ ra minh bạch CBTT có tác động tiêu cực đến HQHĐ. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016) tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của minh bạch CBTT với HQHĐ. Trái ngược với nghiên cứu trên, Lê Xuân Thái (2020) đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm kết luận của minh bạch CBTT ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ. Nghiên cứu của Markus Stiglbauer (2010) đặt ra giả thuyết mối quan hệ nhân quả ngược giữa minh bạch CBTT với HQHĐ, kết quả nghiên cứu HQHĐ không có tác động đến minh bạch CBTT.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan hệ nhân quả ngược này nên nhóm tác giả tìm thêm bằng chứng thực nghiệm để xem xét tác động của HQHĐ đến minh bạch CBTT tài chính. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu đo lường minh bạch CBTT dựa trên các bộ chỉ số đánh giá (Standard và Poors, 2002 hay nguyên tắc quản trị công ty OECD…). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thông qua chỉ tiêu đại diện bởi Khuếch trương thu nhập, Dàn đều thu nhập và Che giấu tổn thất để đo lường minh bạch CBTT tài chính.

Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Minh bạch CBTT tài chính là một khái niệm được diễn giải với nhiều cách thức khác nhau thông qua các nghiên cứu trên thế giới (Aboagye‐Otchere và cộng sự, 2012; Kohansal và cộng sự, 2017; Gao, 2023) và ở Việt Nam (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015; Thái và Lộc, 2019; Trương Thảo Nghi, 2023; Trương Thảo Nghi và Ngô Nhật Phương Diễm, 2023). Theo một số nghiên cứu trước đây, các nhà đầu tư dựa theo thông tin BCTC thể hiện HQHĐ để lựa chọn công ty để đầu tư vốn một cách hợp lí theo sinh lời, cho nên, công ty sẽ lợi dụng lợi ích tăng vốn để làm giảm tính minh bạch CBTT tài chính. Các công ty sẽ có khuynh hướng thu hút nhà đầu tư thông qua hình thức làm đẹp BCTC, đặc biệt là báo cáo lợi nhuận của công ty (Qian và cộng sự, 2015; Salehi và cộng sự, 2022).

Bên cạnh đó, các công ty có HQHĐ tốt, nhanh chóng CBTT liên quan nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh, trong khi các công ty có HQHĐ không tốt lại cố tình trì hoãn không CBTT hay CBTT không chính xác. Nghiên cứu của Markus Stiglbauer (2010) về tác động của HQHĐ và minh bạch CBTT với cỡ mẫu 100 công ty niêm yết (CTNY) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Frankfurt ở Đức vào năm 2007 sử dụng bộ thẻ điểm tuân thủ minh bạch CBTT với mức điểm tối đa 38 (nếu đáp ứng nguyên tắc thì cho 1 điểm, không tuân thủ thì cho 0) và 5 chỉ số để đo lường HQHĐ (bao gồm 2 thước đo dựa trên kế toán là ROA, ROE; 2 thước đo dựa trên hiệu suất kết hợp là MTB, Tobin’s Q và 1 thước đo thị trường là TSR) cho thấy HQHĐ không có tác động đến minh bạch CBTT.

Đối với một số lý thuyết liên quan đến tín hiệu và thông tin hữu ích của DN, thông tin liên quan đến HQHĐ là thông tin hữu ích, và là tín hiệu quan trọng để nhà đầu tư và DN có thể nắm bắt tình hình của DN, từ đó HQHĐ sẽ được cải thiện và giảm sự xung đột thông tin các bên liên quan khi thông tin DN có tính minh bạch cao (Temiz, 2021). HQHĐ sẽ được cải thiện khi các thông tin liên quan đến lợi nhuận và chỉ số tài chính của DN được thể hiện chính xác và một cách rõ ràng (Bhimavarapu và cộng sự, 2022).

Đối với một số thị trường mới nổi và đang phát triển, xung đột về mặt lợi ích làm ảnh hưởng đến minh bạch CBTT tài chính của công ty (Akhtaruddin và Haron, 2010). Do đó, nếu công ty giải quyết được vấn đề xung đột đại diện và hoạt động tốt hơn cũng có thể minh bạch CBTT hơn (Aksu và Kosedag, 2006).

Bên cạnh đó, các công ty có tính thanh khoản tốt được cho là minh bạch CBTT hơn trong báo cáo thường niên và những công bố trên website nhìn chung cũng cao hơn (Eng và Mak, 2003). Các công ty có HQHĐ cao được cho là sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào chi phí để minh bạch CBTT hơn là các công ty hoạt động kém hiệu quả. Tóm lại, có những cơ sở cho thấy HQHĐ có tác động tích cực đến minh bạch CBTT tài chính nên nhóm tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu sau đây:

H1: HQHĐ có tác động tích cực đến minh bạch CBTT tài chính.

Phương pháp nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 338 CTNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Mẫu nghiên cứu không bao gồm các CTNY thuộc lĩnh vực tài chính đặc thù như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán do cách thức hoạt động của nhóm công ty này có tính chất đặc biệt. Lý do để lựa chọn các công ty không liên quan đến tài chính để làm dữ liệu nghiên cứu là những CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đa phần là những công ty có vốn hóa và quy mô lớn ở Việt Nam. Dữ liệu được thu thập thủ công từ các BCTC và Trang dữ liệu chứng khoán www.vietstock.vn.

Dữ liệu của nghiên cứu thuộc dạng dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp của nhiều CTNY tại nhiều thời gian khác nhau. Để xác định tác động của HQHĐ đến minh bạch CBTT tài chính ở các CTNY ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với sự trợ giúp của phần mềm STATA 16 tiến hành phân tích bằng các phương pháp hồi quy khác nhau như: phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Việc lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp được thông qua các kiểm định Hausman, kiểm định F-test và kiểm định phương sai thay đổi. Sau quá trình tổng quan và đặt ra giả thuyết, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

FINTPY = β0 + β1 FPit + β2 SIZEit + β3 DEBITit + β4 ASSETit + β5 AUDITit + εit

Trong đó:

Biến phụ thuộc (FINTPY): Minh bạch trong CBTT tài chính.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thông qua chỉ tiêu đại diện để đo lường biến độc lập minh bạch CBTT tài chính vì sẽ tối ưu hơn so với những phương pháp khác do có thể xét cụ thể tính chất minh bạch cụ thể thông tin BCTC thông qua chỉ số của báo cáo thu nhập, dòng tiền, và cân đối kế toán. Các công ty có xu hướng phóng đại thu nhập, điều chỉnh thu nhập hay che giấu mức độ thua lỗ cao hơn thì mức độ minh bạch CBTT tài chính sẽ thấp hơn. Các nghiên cứu của Bhattacharya và cộng sự (2005), Nair và cộng sự (2019) và Qian và cộng sự (2015) đã sử dụng phương pháp thông qua ba chỉ tiêu đại diện: Khuếch trương thu nhập (Earnings Aggressiveness – EA), Dàn đều thu nhập (Earnings Smoothing - ES) và Che giấu tổn thất (Loss Avoidance - LA) để đo lường bất minh thông tin tài chính. Cụ thể:

- EA = (A it - CL it - CASH it + STD it - DEP it + TP it)/ A it-1

ΔAit: Thay đổi tổng tài sản của công ty i năm t so với năm t-1;

ΔCLit: Thay đổi nợ ngắn hạn của công ty i năm t so với năm t-1;

ΔSTDit: Thay đổi các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty i năm t so với năm t-1;

CASHit : Thay đổi tiền và các khoản tương đương tiền của công ty i năm t so với năm t-1;

DEPit: Chi phí khấu hao của công ty i năm t;

TPit: Thuế và các khoản phải nộp của công ty i tại năm t;

Ait-1: Tổng tài sản của công ty i tại năm t -1.

- ES = Độ lệch chuẩn của lợi nhuận sau thuế TNDN/Độ lệch chuẩn của dòng tiền từ hoạt động.

- LA là biến giả. LA = 1 khi ROA từ 0 đến 2%, ngược lại LA = 0.

Biến độc lập (FP): Hiệu quả hoạt động

Tobin’s Q = (Giá trị thị trường của cổ phiếu + Giá trị sổ sách của các khoản nợ)/Giá trị sổ sách của tài sản (Chung và Pruitt, 1994).

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (Salehi và cộng sự, 2022).

Biến kiểm soát

Quy mô công ty: SIZE = Log cơ số 10 của tổng tài sản (Felo, 2010).

Đòn bẩy tài chính: LEV = Tổng nợ phải trả/tổng tài sản (Felo, 2010).

Hiệu suất sử dụng tài sản: ASSET = Doanh thu thuần/Tổng tài sản (Salehi và cộng sự, 2022).

Quy mô công ty kiểm toán: AUDIT là biến nhị phân nhận giá trị là 1 nếu được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Big4, ngược lại nhận giá trị là 0 (Nair và cộng sự, 2019).

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thống kê mô tả

Bảng thống kê mô tả được thể hiện như Bảng 1. Đối với biến phụ thuộc liên quan đến minh bạch CBTT tài chính, giá trị trung bình của EA ở mức 5,1%. Đối với biến ES, mức độ dàn đều thu nhập trung bình đối với các CTNY ở Việt Nam ở mức 0,519. Đối với biến LA, với giá trị trung bình ở mức 0,269. Tiếp theo, với các biến liên quan đến HQHĐ, giá trị trung bình của khả năng sinh lời trên VCSH (VCSH) ở mức 0,099 và đối với giá trị Tobin’s Q, giá trị trung bình của biến ở mức 1,09.

Bảng 1: Thống kê mô tả của mô hình

Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min

Max

EA

3718

0.051

0.209

-0.908

2.803

ES

3718

0.519

0.479

0.013

4.738

LA

3718

0.269

0.444

0

1

ROE

3718

0.099

0.141

-1.733

0.982

Q

3718

1.09

0.603

0.023

9.044

LEV

3718

0.481

0.228

0.001

0.992

ASSET

3718

0.728

0.457

-0.125

2.065

AUDIT

3718

0.277

0.447

0

1

SIZE

3718

27.571

1.566

23.322

33.99

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình được trình bày như Bảng 2. Đầu tiên, với dự đoán các biến tự do và phụ thuộc, chỉ số ROE và Tobin’s Q đều được dự đoán có tương quan thuận với EA và ES, đồng thời có tương quan nghịch với LA. Bên cạnh đó, kết quả tương quan giữa biến tự do và biến kiểm soát và giữa các biến phụ thuộc có giá trị hợp lý và gần như dự đoán được mối tương quan giữa các biến.

Ngoài ra, với chỉ số Pearson correlation đều dưới 0,3, có sự mối tương quan yếu giữa các biến kiểm soát trong mô hình, cho nên mức độ đa cộng tuyến giữa các biến kiểm soát gần như không có trong mô hình. Tương tự đối với biến tự do, có sự tương quan yếu giữa các biến tự do trong mô hình, cho nên mức độ đa cộng tuyến giữa các biến tự do gần như không có trong mô hình.

Bảng 2: Tương quan của mô hình

Variables

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(1) EA

1.000

               

(2) ES

-0.016

1.000

             

(3) LA

-0.034**

-0.194***

1.000

           

(4) ROE

0.154***

0.052***

-0.291***

1.000

         

(5) Q

0.048***

0.199***

-0.222***

0.379***

1.000

       

(6) LEV

0.057***

-0.290***

0.330***

0.160***

-0.194***

1.000

     

(7) ASSET

- 0.081***

-0.057***

-0.189***

0.303***

0.157***

-0.004

1.000

   

(8) AUDIT

-0.033**

0.193***

-0.068***

0.092***

0.165***

0.005

0.016

1.000

 

(9) SIZE

0.083***

0.113***

0.025

0.114***

0.101***

0.278***

-0.194***

0.481***

1.000

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

 

Đối với kiểm định VIF, với giá trị trung bình ở mức 1,33 tức là trong khoảng từ 1 đến 2, mô hình sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình. Cụ thể, đối với các biến tự do và kiểm soát trong mô hình, tất cả các biến trong mô hình đều được công nhận không có hiện tượng đa cộng tuyến với chỉ số VIF cao nhất ở biến FSIZE, và LEV có chỉ số VIF thấp nhất.

Bảng 3: Kết quả kiểm định Hausman. F-test, phương sai thay đổi, và tự tương quan

Dạng kiểm định

Mô hình EA

Mô hình ES

Mô hình LA

Hausman

88.66***

0

76.85***

F-test

2***

0

4.09***

Heteroskedasticity

1.0e+05***

802.77***

7.1e+06***

Wooldridge

12.126***

0

51.421***

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Bảng 4: Kết quả mô hình

Biến mô hình

Mô hình EA

Mô hình ES

Mô hình LA

Pooled OLS

FEM

REM

FGLS

Pooled OLS

FEM

REM

Robust

Pooled OLS

FEM

REM

FGLS

ROE

0.301***

0.407***

0.328***

0.276***

-0.218***

-1.20e-32

-7.06e-32

-0.218*

-0.527***

-0.149**

-0.299***

-0.091***

11.03

12.49

11.52

14.13

-3.69

-0.00

-0.00

-1.92

-9.83

-2.53

-5.42

-2.916

Q

0.005

0.027***

0.011

0.006

0.109***

-3.32e-33

-1.46e-32

0.109***

-0.052***

-0.068***

-0.068***

-0.011**

0.83

2.98

1.58

1.502

8.15

-0.00

-0.00

7.31

-4.32

-4.14

-4.91

-2.207

LEV

0.072***

0.118***

0.088***

0.06***

-0.654***

-4.58e-32

-3.93e-31

-0.654***

0.591***

0.27***

0.507***

0.344***

4.49

3.38

4.63

6.003

-18.68

-0.00

-0.00

-19.17

18.65

4.26

11.73

14.345

ASSET

-0.061***

-0.116***

-0.072***

-0.041***

-0.039**

1.27e-32

6.39e-32

-0.039**

-0.132***

-0.236***

-0.175***

-0.061***

-7.61

-7.27

-7.67

-7.616

-2.23

0.00

0.00

-2.26

-8.35

-8.17

-8.30

-6.303

AUDIT

-0.035***

-0.019

-0.033***

-0.017***

0.124***

-9.51e-33

-5.99e-32

0.124***

-0.015

0.03

0.002

-0.011

-3.97

-1.18

-3.30

-2.93

6.55

-0.00

-0.00

5.05

-0.88

1.03

0.10

-1.139

SIZE

0.006**

0.05***

0.007**

0.003*

0.04***

2.75e-32

2.42e-31

0.04***

-0.015***

0.015

-0.014*

-0.008**

2.28

5.84

2.12

1.713

6.74

0.00

0.00

6.46

-2.77

0.99

-1.77

-2.087

Hằng số

-0.136*

-1.372***

-0.165*

-0.083*

-0.365**

0.519

0

-0.365**

0.602***

-0.033

0.638***

0.238**

-1.87

-5.89

-1.88

-1.704

-2.31

2.3e+16

0

-2.19

4.22

-0.08

3.03

2.402

Số

phần tử

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

3718

R-square

0.053

0.077

0.065

 

0.519

0.61

0

0.519

0.19

0.048

0.184

 

F-test/Chi-square

34.947

46.916

216.519

290.514

111.952

880.05

 

121.759

145.241

28.106

387.651

310.030

p-value

0

0

0

0

0

0

 

0

0

0

0

0

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

Kiểm định lựa chọn mô hình

Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình được thể hiện ở Bảng 4 dựa theo giá trị t-test/ chi-square và p-value. Dựa theo kết quả kiểm định Hausman và kiểm định F-test, mô hình cố định (FE) sẽ được công nhận đối với mô hình EA và LA với p-value thấp hơn 0,05 cho cả hai kiểm định. Tuy nhiên, đối với mô hình ES, với chỉ số p-value lớn hơn 0,05 cho cả 2 kiểm định, mô hình Pooled OLS sẽ là mô hình được lựa chọn trong mô hình ES.

Tiếp theo, kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi thay đổi được thiết lập để xem xét lỗi sai trong mô hình. Đối với kiểm định phương sai thay đổi, mô hình FE đối với EA và LA và Pooled OLS đối với LA đều có hiện tượng phương sai thay đổi. Trong khi đó, đối với kiểm định tự tương quan, chỉ có mô hình Pooled OLS của ES là không có hiện tượng tự tương quan, và mô hình FE của mô hình EA và LA có hiện tượng tự tương quan với p-value thấp hơn 0,05 cho kiểm định trên.

Kết quả mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu

Để giảm thiểu lỗi sai liên quan đến tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS sẽ được thiết lập đối với hai mô hình EA và LA để giảm thiểu lỗi sai liên quan đến tự tương quan và phương sai thay đổi. Đầu tiên, đối với biến ROE trong mô hình LA, ROE mối tương quan nghịch với LA tại p-value=0,05 tức là có mối tương quan thuận với minh bạch CBTT tài chính. Tuy nhiên, kết quả tương quan của ROE không được công nhận đối với mô hình ES (p-value > 0,05) mặc dù kết quả tương quan thuận giữa ROE và minh bạch CBTT tài chính tức là có mối tương quan nghịch với ES được công nhận tại p-value = 0,1. Kết quả trên thỏa mãn với giả thuyết nghiên cứu. Khi chỉ số ROE ngày càng được cải thiện, công ty đang hoạt động hiệu quả thì mức tổn thất ở mức rất thấp nên không cần phải che giấu các khoản lỗ hay thiệt hại, mức độ sai số liên quan đến che giấu tổn thất sẽ giảm dần tức là gia tăng tính minh bạch CBTT tài chính.

Kết quả trên cũng khẳng định rằng chỉ số ROE phản ánh rõ ràng nhất mức độ chính xác về mặt lợi nhuận (Dasilas, 2024), thông qua việc giảm dần, mức độ che giấu tổn thất dẫn đến cải thiện sự chính xác về mặt số liệu trong BCTC. Kết quả nghiên cứu đối với LA tương đồng với lý thuyết tín hiệu và thông tin hữu ích khi các chỉ số liên quan đến khả năng sinh lời là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ chính xác thông tin tài chính (Johan và cộng sự, 2024), và công ty hoạt động hiệu quả hơn thì mức độ CBTT tài chính được thể hiện chính xác. Tuy nhiên, ROE có mối tương quan thuận với EA, tức là có ảnh hưởng tương quan nghịch đến minh bạch CBTT tài chính theo mức độ tăng dần của EA. Khi giá trị của ROE ngày càng cải thiện, mức độ sai số trong khuếch trương thu nhập tăng dần dẫn đến việc giảm mức độ minh bạch CBTT tài chính theo chỉ số EA.

Tiếp theo đối với Tobin’s Q có mối tương quan thuận với minh bạch CBTT tài chính tức là có mối tương quan nghịch với LA tại p-value=0,05. Tuy nhiên, Tobin’s Q không có mối quan hệ với minh bạch CBTT tài chính dựa theo sự biến động của EA (p-value > 0,05). Việc công bố thể hiện rõ ràng thông tin liên quan đến Tobin’s Q cũng sẽ giúp công ty thể hiện thông tin tài chính rõ ràng hơn thông qua việc giảm dần của LA (Ali và cộng sự, 2022).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng công nhận kết quả của giả thuyết nghiên cứu này, và cũng phù hợp với lý thuyết tín hiệu và lý thuyết đại diện giải thích cho kết quả trên khi công ty hoạt động hiệu quả hơn, họ sẽ chủ động báo cáo thông tin tài chính một cách rõ ràng hơn so với công ty có nền tảng tài chính yếu kém, từ đó xung đột lợi ích sẽ giảm dần (Temiz, 2021). Bên cạnh đó, kết quả trên tương xứng với nghiên cứu của Girard và cộng sự (2023) chỉ số hiệu quả đầu tư là chỉ số quan trọng để so sánh HQHĐ.

Đối với mô hình ES, Tobin’s Q có mối tương quan nghịch đến minh bạch CBTT tài chính thông qua sự tăng dần của Dàn đều thu nhập, tức là tương quan nghịch (p-value < 0,05). Bên cạnh đó, kết quả trên cũng giải thích được rằng khi mức độ HQHĐ ngày càng cao, mức độ làm đẹp số liệu trong BCTC càng lớn, đặc biệt là mức độ chênh lệch số liệu liên quan đến lợi nhuận dẫn đến sự giảm dần mức độ minh bạch thông tin tài chính của công ty (Trương Thảo Nghi, 2023). Kết quả trên tương xứng với một số nghiên cứu Salehi và cộng sự (2022) khi số liệu trong BCTC sẽ bị bóp méo hoặc thiếu tính minh bạch với mục đích thu hút nhà đầu tư thông qua mức độ HQHĐ càng cao và dẫn đến lợi ích cá nhân trong DN.

Kết quả và hàm ý

Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam tìm ra được mức độ ảnh hưởng của HQHĐ đến minh bạch CBTT tài chính trong khi rất ít các nghiên cứu trên thế giới xem xét về mối quan hệ ngược này. Cụ thể, nghiên cứu này đã tìm ra được ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của HQHĐ đến minh bạch CBTT tài chính, tức là tìm ra được tầm quan trọng của chỉ số tài chính thông qua các số liệu trong BCTC. Kết quả này cũng chứng minh rằng HQHĐ đóng góp quan trọng đến việc kiểm soát số liệu liên quan đến BCTC và hành vi liên quan minh bạch CBTT tài chính. Cho nên, khuyến nghị đầu tiên của nghiên cứu đó là cần kiểm soát và cải thiện HQHĐ một cách hiệu quả nhất để làm tiền đề cho công ty có thể CBTT một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Tiếp theo, mặt trái của việc gia tăng chỉ số HQHĐ đến minh bạch CBTT tài chính cũng là điểm mới tiếp theo trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng, ROE làm gia tăng việc EA và Tobin Q làm gia tăng ES (tức là chênh lệch số liệu trong BCTC). Cho nên, việc thể hiện HQHĐ thông qua chỉ số tài chính sẽ khiến thông tin trong BCTC sẽ không được minh bạch thông qua gia tăng mức độ chênh lệch số liệu trong BCTC. Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng giải thích cho kết quả trên: mức độ xung đột lợi ích gia tăng khi thông tin tài chính không minh bạch nên kiểm soát hoạt động một cách tối ưu để tránh việc sai sót trong số liệu liên quan đến BCTC công ty.

Mặc dù có một số điểm mới, hạn chế về mặt dữ liệu nghiên cứu là điểm yếu trong nghiên cứu. Do nghiên cứu chỉ thu thập số liệu trên thị trường Việt Nam, nghiên cứu vẫn chưa thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của HQHĐ thông qua chỉ số tài chính đến tính minh bạch CBTT tài chính đối với một số DN khác. Cho nên, khuyến nghị cuối cùng cho nghiên cứu đó là cần nâng cao và mở rộng nhiều DN hơn trong nghiên cứu để kết quả nghiên cứu khái quát hơn ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  1. Lê Quang Cảnh, và Nguyễn Vũ Hùng (2016). Công bố và minh bạch thông tin với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 27(6), 64–79;
  2. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [Luận án tiến sĩ]. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
  3. Lê Xuân Thái (2020). Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [Luận án tiến sĩ]. Trường Đại học Cần Thơ;
  4. Thái, L. X., và Lộc, T. Đ. (2019). Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Can Tho University Journal of Science, Tập 55,Số CĐ Kinh tế, 23–35. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.077;
  5. Trương Thảo Nghi (2023). Tác động của quản trị công ty đến minh bạch công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế và Phát Triển. https://doi.org/10.33301/JED.VI.1232;
  6. Aboagye‐Otchere, F., Bedi, I., và Ossei Kwakye, T. (2012). Corporate governance and disclosure practices of Ghanaian listed companies. Journal of Accounting in Emerging Economies, 2(2), 140–161. https://doi.org/10.1108/20421161211229817;
  7. Akhtaruddin, M., và Haron, H. (2010). Board ownership, audit committees’ effectiveness and corporate voluntary disclosures. Asian Review of Accounting, 18(1), 68–82. https://doi.org/10.1108/13217341011046015;
  8. Bhattacharya, U., Daouk, H., và Welker, M. (2005). The World Price of Earnings Opacity. In SSRN Electronic Journal (Vol. 1). https://doi.org/10.2139/ssrn.282117;
  9. Bhimavarapu, V. M., Rastogi, S., và Kanoujiya, J. (2022). Ownership concentration and its influence on transparency and disclosures of banks in India. Corporate Governance (Bingley). https://doi.org/10.1108/CG-05-2021-0169;
  10. Chi, L.-C. (2009). Do transparency and disclosure predict firm performance? Evidence from the Taiwan market. Expert Systems with Applications, 36(8), 11198–11203. https://doi.org/10.1016/j.eswa.2009.02.099;
  11. Edogbanya, A. and K. H. (2016). Company reporting transparency and firm performance in Nigeria. Asia Pacific Journal of Advanced Business and Social Studies, 2(2), 346–356;
  12. Gao, X. (2023). Digital transformation in finance and its role in promoting financial transparency. Global Finance Journal, 100903. https://doi.org/10.1016/j.gfj.2023.100903;
  13. Girard, A., Gnabo, J.-Y., và Londoño van Rutten, R. (2023). Corporate lobbying and firm performance variability. Finance Research Letters, 58, 104524. https://doi.org/10.1016/j.frl.2023.104524;
  14. Johan, S., Kayani, U. N., Naeem, M. A., và Karim, S. (2024). How effective is the cash conversion cycle in improving firm performance? Evidence from BRICS. Emerging Markets Review, 59, 101114. https://doi.org/10.1016/j.ememar.2024.101114;
  15. Markus Stiglbauer (2010). Transparency và disclosure on corporate governance as a key factor of companies’ success: a simultaneous equations analysis for Germany. . Problems and Perspectives in Management, 8(1–1).
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 4/2024