Vì sao Hàn Quốc siết chặt quản lý với tiền điện tử?

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Hạn chế nạn rửa tiền và lừa đảo trên thị trường giao dịch tiền điện tử là một trong những nguyên nhân khiến chính phủ Hàn Quốc mạnh tay với loại hình này.

Thị trường tiền điện tử Hàn Quốc đang đối mặt với những cáo buộc rửa tiền và lừa đảo.
Thị trường tiền điện tử Hàn Quốc đang đối mặt với những cáo buộc rửa tiền và lừa đảo.

Thị trường tiền điện tử của Hàn Quốc lần đầu tiên tăng mạnh vào cuối năm 2017, khi giao dịch Bitcoin tăng vọt và trở nên phổ biến trong dân chúng ở mọi lứa tuổi. Đây đều là những người có mong muốn kiếm tiền từ giá tiền kỹ thuật số tăng lên. Nước này đã trở thành thị trường thương mại tiền điện tử lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản vào thời điểm đó.

Thị trường đã biến động kể từ đó, cùng với giá Bitcoin. Tuy nhiên trong 18 tháng qua, thị trường tiền điện tử của Hàn Quốc đã trải qua nhiều thay đổi cùng với sự bùng nổ đại dịch toàn cầu lẫn bùng nổ tiền tệ kỹ thuật số. Dữ liệu của Coinhills cho biết đồng Won của Hàn Quốc hiện vẫn đứng thứ ba trên toàn thế giới sau USD và đồng Euro - là các loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất để giao dịch Bitcoin.

Các nhà giao dịch trẻ tuổi, đối mặt với giá bất động sản tăng cao và lương trì trệ trong thị trường việc làm cạnh tranh, đã giúp thúc đẩy sự điên cuồng với tiền điện tử của Hàn Quốc trong thời gian này. Đối với các nhà đầu tư trẻ, thị trường tiền điện tử cung cấp khả năng tiếp cận giao dịch dễ dàng và triển vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng. Khoảng 60% các nhà đầu tư tiền điện tử mới của Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và 30, theo dữ liệu được công bố vào tháng 8 từ Yoon Doo-hyeon, một thành viên của Ủy ban các vấn đề chính trị của Quốc hội Hàn Quốc.

Seoul trong những tháng gần đây đã tăng cường kiểm soát ngành công nghiệp tiền điện tử của đất nước để kiềm chế các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế, và những gì các nhà quản lý coi là hoạt động tài chính rủi ro của các nhà kinh doanh bán lẻ trẻ. Vào năm 2022, Chính phủ cũng sẽ áp dụng thuế thu nhập từ tiền điện tử; các nhà đầu tư kiếm được hơn 2.135 USD lợi nhuận giao dịch sẽ phải đối mặt với mức thuế 20%.

Tháng 9/2020, các nhà chức trách đã đột kích các văn phòng của Bithumb và Coinbit, các sàn giao dịch lớn thứ hai và thứ ba trong nước tính theo khối lượng giao dịch, vì các cáo buộc gian lận.

Trao đổi với CoinDesk, Coinbit cho biết các nhân viên cũ của họ hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc gian lận là đã thực hiện giao dịch “rửa tiền ” bằng cách tạo tài khoản người dùng giả mạo, qua đó nhằm tăng khối lượng giao dich của sàn.

Sau cuộc đột kích hồi tháng 9, cảnh sát Hàn Quốc cũng đã tiến hành điều tra cựu Chủ tịch Lee Jung-hoon của Bithumb và thu giữ cổ phiếu công ty của ông này. Cảnh sát đã mở một cuộc điều tra gian lận thứ hai đối với Lee sau khi một nhóm 14 nhà đầu tư nộp đơn khiếu nại khác vào tháng 7, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương.

Các cơ quan quản lý cho biết các vụ lừa đảo tiền điện tử ở Hàn Quốc đang trở nên lớn hơn và thường xuyên hơn, được hỗ trợ bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành.

Các báo cáo về gian lận tiền điện tử đã tăng 42% vào năm 2020, các nhà quản lý cho biết và một số sàn giao dịch tiền điện tử ngoài Bithumb và Coinbit đã bị cáo buộc gian lận. Vào tháng 6, cảnh sát đã bắt giữ bốn Giám đốc điều hành của sàn giao dịch V Global (hiện đã không còn tồn tại với các cáo buộc gian lận); nhà chức trách nói rằng vụ án liên quan đến 52.000 nạn nhân và thiệt hại lên đến hơn 1,9 tỷ USD.

Ngoài các quy định mới, Chính phủ đang thành lập một văn phòng tiền điện tử mới trong tháng này sẽ hoạt động dưới sự quản lý của Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) để giám sát các tài sản kỹ thuật số của đất nước. Các cơ quan quản lý của Hàn Quốc không đơn độc trong cuộc đàn áp của họ đối với ngành công nghiệp tiền điện tử: Các cơ quan quản lý trên toàn thế giới từ Trung Quốc đến Mỹ đang tìm kiếm sự kiểm soát chặt chẽ hơn vì một số lý do tương tự; để ngăn chặn tội phạm tài chính và cải thiện bảo vệ nhà đầu tư.

Cựu Chủ tịch FSC Eun Sung-soo, người đã từ chức vào tháng 8, là một nhà phê bình thẳng thắn đối với ngành công nghiệp tiền điện tử của Hàn Quốc. Eun đã nói, tiền điện tử “không có giá trị nội tại và  không phải là tiền tệ thực. Tôi khuyên mọi người không nên đầu tư vào tiền điện tử. Quá rủi ro khi giao dịch tiền điện tử khi xét đến sự biến động giá cao của chúng”.

Người kế nhiệm của Eun, Koh Seung-beom, giữ cùng "lập trường diều hâu" (hàm ý là bảo thủ và siết chặt) đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Koh vào tháng 8 đã bác bỏ ý tưởng về tiền điện tử như một tài sản tài chính hợp pháp.

Vào tháng 3/2021, FSC dưới sự chỉ đạo của Eun, đã đưa ra các quy tắc mới quy định rằng các sàn giao dịch tiền điện tử trong và ngoài nước phải được kiểm tra bởi Đơn vị Tình báo Tài chính (FIU) trước khi đơn của họ được chuyển cho FSC. Để giành được sự chấp thuận của FSC, các nền tảng tiền điện tử phải yêu cầu người dùng đăng ký bằng tên thật và tài khoản ngân hàng của họ. Các nền tảng cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chống rửa tiền bằng cách hệ thống bảo mật thông tin của họ được cơ quan giám sát Internet của Chính phủ chứng nhận.

Các quy tắc buộc các sàn giao dịch phải hợp tác với các ngân hàng truyền thống, có tiếng nói cuối cùng trong việc xác nhận quan hệ đối tác. Các ngân hàng chịu rủi ro nếu tiền được sử dụng cho tội phạm tài chính, vì vậy họ không sẵn lòng hợp tác với các sàn giao dịch nhỏ hơn thiếu nguồn lực để triển khai các hệ thống chống rửa tiền nghiêm ngặt. Vào ngày 17/9, sàn giao dịch lớn thứ sáu, Huobi Korea, đã thông báo rằng họ đã tạm ngừng giao dịch đồng Won của Hàn Quốc do không thể có được mối quan hệ đối tác ngân hàng.

Chỉ có bốn trong số các nền tảng của Hàn Quốc, Upbit, Bithumb, Coinone và Korbit, đã gửi đăng ký của họ cho FIU, có nghĩa là họ đã đảm bảo cả quan hệ đối tác ngân hàng và chứng nhận từ cơ quan quản lý Internet.

Một số ý kiến cho rằng việc đóng cửa hàng loạt các sàn giao dịch sẽ là đòn trừng phạt  đối các nhà đầu tư bình thường. Theo ước tính của Kim Hyoung-joong, Giáo sư và người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Tiền điện tử của Đại học Hàn Quốc, hầu hết các altcoin của Hàn Quốc sẽ bị mất khi đóng cửa sàn giao dịch, gây nguy hiểm cho 2,5 tỷ đô la tài sản của nhà đầu tư. FSC kêu gọi các nhà đầu tư rút tài sản trước thời hạn ngày 24/9, cảnh báo rằng những tài sản đó có thể không thể thu hồi được nếu một sàn giao dịch ngừng hoạt động. FSC đã không trả lời yêu cầu bình luận của Fortune.

Tuần trước, một nhóm các sàn giao dịch vừa và nhỏ đã tổ chức một cuộc họp báo chung nói rằng các quy tắc sẽ “cho phép sự độc quyền lệch lạc xuất hiện”. Noh Woong-rae, một thành viên của Đảng Dân chủ trong quốc hội, cũng cảnh báo rằng “nếu thị trường độc quyền xuất hiện, bất kỳ sàn giao dịch nào cũng có thể niêm yết hoặc hủy niêm yết đồng tiền hoặc tăng phí giao dịch theo ý muốn”.

Những người khác nói rằng lo ngại về độc quyền trao đổi bị thổi phồng quá mức. Justin d'Anethan, người đứng đầu bộ phận bán hàng tại Eqonex, cho biết: "Sự phong phú của các tùy chọn ở nước ngoài cho các sàn giao dịch tập trung và sự phát triển lớn mạnh của các sàn phi tập trung cho thấy rằng các tùy chọn cung cấp cho các nhà giao dịch đang tăng lên chứ không giảm". Ông nói: “Các quy tắc được thắt chặt có nghĩa là chỉ những nền tảng“ kém tuân thủ và ít chuẩn bị hơn”mới bị loại bỏ.

Theo D'Anethan: “Những quy định này hợp pháp hóa không gian tiền điện tử và làm rõ các thực tiễn trong ngành cho những người tham gia có thể đối phó", và “Về lâu dài, những nỗ lực của cơ quan quản lý sẽ tích cực cho ngành".