Ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Tập trung phát nghiên cứu phát triển ứng dụng di động để thúc đẩy chuyển đổi số

Nga Phạm

Để đẩy mạnh chuyển đổi số, trong giai đoạn 2025-2030, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tập trung phát nghiên cứu phát triển ứng dụng di động (Mobility), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội...

Năm 2023, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai các bước đi mạnh mẽ nhằm cụ thể hóa hoạt động Chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao.
Năm 2023, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai các bước đi mạnh mẽ nhằm cụ thể hóa hoạt động Chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao.

Trong thời gian qua, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao. Tuy nhiên, kết quả triển khai hoạt động công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong đó, việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ các hoạt động tác nghiệp ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa có sẵn; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy trong giao dịch điện tử thấp…

Theo đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là Ngành chưa có một Đề án nào về Chuyển đổi số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng dẫn đến việc tổ chức xây dựng, kết nối, khai thác, sử dụng chưa đồng bộ, chưa hiệu quả.

Để giải quyết những vấn đề thách thức và nhu cầu phát triển chuyển đổi số trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong năm 2022, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số đã chỉ đạo tổ chức họp 3 phiên họp chính thức, 21 phiên họp với tổ công tác và các đơn vị liên quan trọng, làm việc với 16 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để nghiên cứu triển khai hoạt.

Cùng với việc tham mưu xây dựng đề xuất xây dựng đề án chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ban chỉ đạo còn ban hành văn bản phê duyệt kế hoạch hoạt động, đề xuất “Chiến lược Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”, “ Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” .

Theo đó, mục tiêu của Đề án chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; xây dựng bản đồ số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phục vụ kinh tế, xã hội; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng công nghệ số, hạ tầng số, phát triển và vận hành hạ tầng mạng chuyên dùng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối từ trung ương đến các bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng dữ liệu số, trong đó ưu tiên xây dựng các dữ liệu số có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Xây dựng thống nhất các nền tảng số dùng chung có phạm vi, quy mô toàn quốc. Đối với các nền tảng có sẵn hoặc đặc thù của các Bộ, ngành tỉnh, thành phố sẽ tiến hành kết nối, tích hợp; phát triển năng lực số cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; thúc đẩy kết nối iSTAMEQ với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Nâng cao nhận thức; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Theo Ban Chỉ đạo, giai đoạn từ này đến năm 2025, sẽ tập trung vào xây dựng các nền tảng số và dữ liệu số có phạm vi quy mô quốc gia nhất là cải thiện môi trường làm việc, phương thức làm việc và khắc phục dữ liệu không được kết nối, không được chia sẻ. Trong khi đó, giai đoạn 2025-2030, sẽ tập trung phát nghiên cứu phát triển ứng dụng di động (Mobility), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội...

 Năm 2023, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai các bước đi mạnh mẽ nhằm cụ thể hóa hoạt động Chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao để giải quyết được những vấn đề lớn cho toàn ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Bên cạnh đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã đề ra một loạt giải pháp đồng bộ để tổ chức thực hiện trong thời gian tới.