Thị trường tài chính năm 2017: Khởi sắc từ những thay đổi
Tình trạng mất cân đối về cơ cấu đã được cải thiện theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), đó là điểm nhấn của thị trường tài chính trong năm 2017. Nhận định trên của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có thể xem là một động lực để thị trường tài chính tiếp tục tạo thêm nhiều ấn tượng tích cực trong năm mới 2018.
Thị trường tài chính giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng
Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), năm 2009, có đến 80% số vốn cho nền kinh tế phải phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng do quy mô vốn hóa toàn thị trường chứng khoán thấp, thị trường trái phiếu (đặc biệt là thị trường trái phiếu DN) chưa phát triển...
Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), năm 2009, có đến 80% số vốn cho nền kinh tế phải phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng do quy mô vốn hóa toàn thị trường chứng khoán thấp, thị trường trái phiếu (đặc biệt là thị trường trái phiếu DN) chưa phát triển...
Thực trạng trên buộc hệ thống tài chính Việt Nam phải chuyển đổi từ cấu trúc tài chính chủ yếu dựa trên hệ thống ngân hàng sang chủ yếu dựa vào thị trường vốn. Bước đầu, chủ trương chuyển đổi này đã thu được một số kết quả khả quan.
Báo cáo mới nhất về tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2017 của NFSC cho thấy, trong năm qua, hệ thống tài chính thực hiện khá tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nền tảng tài chính đang ngày càng được củng cố và đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TS.Trương Văn Phước - Quyền Chủ tịch NFSC nhấn mạnh: Sự mất cân đối về cơ cấu của thị trường tài chính trong thời gian qua đã được cải thiện.
Cụ thể là, đến cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ước đạt khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9% (trong khi cuối năm 2016 là 96,2%), các DN bảo hiểm là 3%, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là 1,1%.
Mức đủ vốn bình quân của hệ thống tài chính theo báo cáo cao hơn mức quy định tối thiểu. Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tăng lên đáng kể. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân đạt 0,73%, trong khi năm 2016 chỉ là 0,62%; tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 10,1% trong khi năm 2016 là 7,79%.
Báo cáo cũng đưa ra một thay đổi đáng chú ý, đó là hệ thống tài chính đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Cuối năm 2017, số vốn cung ứng cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1% và vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016.
Cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống TCTD, việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế được tăng cường. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017. Trong cùng giai đoạn, tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống TCTD đã giảm từ 78,4% xuống còn 64,6%.
Mặc dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn ở mức khá khiêm tốn, một số định chế tài chính có quy mô nhỏ vẫn tồn tại với mức đủ vốn thấp hơn quy định.
Trên cơ sở diễn biến của thị trường tài chính năm 2017, NFSC dự báo, việc cung ứng vốn của hệ thống tài chính cho nền kinh tế cuối năm 2018 sẽ tăng trưởng 19,3% so với cuối năm 2017, trong đó, vốn cung ứng từ thị trường vốn sẽ tăng 22,5% và vốn cung ứng từ hệ thống TCTD tăng 17,5%.
Tín dụng tập trung vào sản xuất, nợ xấu được xử lý nhanh hơn
Bên cạnh điểm sáng trên, thị trường tài chính năm 2017 còn có một số ấn tượng tích cực khác. Đó là: tín dụng tập trung cao vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác với mức tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng.
Báo cáo mới nhất về tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2017 của NFSC cho thấy, trong năm qua, hệ thống tài chính thực hiện khá tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nền tảng tài chính đang ngày càng được củng cố và đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TS.Trương Văn Phước - Quyền Chủ tịch NFSC nhấn mạnh: Sự mất cân đối về cơ cấu của thị trường tài chính trong thời gian qua đã được cải thiện.
Cụ thể là, đến cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ước đạt khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9% (trong khi cuối năm 2016 là 96,2%), các DN bảo hiểm là 3%, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là 1,1%.
Mức đủ vốn bình quân của hệ thống tài chính theo báo cáo cao hơn mức quy định tối thiểu. Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tăng lên đáng kể. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân đạt 0,73%, trong khi năm 2016 chỉ là 0,62%; tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 10,1% trong khi năm 2016 là 7,79%.
Báo cáo cũng đưa ra một thay đổi đáng chú ý, đó là hệ thống tài chính đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Cuối năm 2017, số vốn cung ứng cho nền kinh tế từ hệ thống tài chính ước khoảng 198% GDP, tăng 28,6% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn từ hệ thống TCTD tăng 18,1% và vốn từ thị trường vốn tăng 66,4% so với cuối năm 2016.
Cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống TCTD, việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế được tăng cường. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ 21,6% năm 2012 lên 35,4% năm 2017. Trong cùng giai đoạn, tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống TCTD đã giảm từ 78,4% xuống còn 64,6%.
Mặc dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn ở mức khá khiêm tốn, một số định chế tài chính có quy mô nhỏ vẫn tồn tại với mức đủ vốn thấp hơn quy định.
Trên cơ sở diễn biến của thị trường tài chính năm 2017, NFSC dự báo, việc cung ứng vốn của hệ thống tài chính cho nền kinh tế cuối năm 2018 sẽ tăng trưởng 19,3% so với cuối năm 2017, trong đó, vốn cung ứng từ thị trường vốn sẽ tăng 22,5% và vốn cung ứng từ hệ thống TCTD tăng 17,5%.
Tín dụng tập trung vào sản xuất, nợ xấu được xử lý nhanh hơn
Bên cạnh điểm sáng trên, thị trường tài chính năm 2017 còn có một số ấn tượng tích cực khác. Đó là: tín dụng tập trung cao vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác với mức tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng.
Tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7%, chiếm khoảng 8,11% tổng tín dụng, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành này từ mức 1,36% năm 2016 lên trên 3% năm 2017. Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh, ước tăng 65%, trong khi năm 2016 chỉ tăng 50,2%.
Nợ xấu được xử lý nhanh hơn và triệt để hơn. Các TCTD đã hạn chế chuyển nợ sang Công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam (VAMC) và tích cực tự xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức như bán nợ, phát mãi tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng và các hình thức khác.
Năm 2017, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu như: trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại tòa án, tạo cơ chế xử lý tài chính đối với các TCTD khi bán nợ xấu. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại tăng trên 40%, tạo điều kiện để giảm lãi suất trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất khu vực và nằm trong số 5 thị trường tăng trưởng hàng đầu thế giới, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ số VNIndex (Chỉ số chứng khoán trên Sàn Giao dịch TP. HCM) tăng 39% so với đầu năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt xấp xỉ 66% GDP, gấp hai lần năm 2015...
NFSC dự báo, năm 2018 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ 6,5% - 6,8% nhờ khu vực tư nhân khởi sắc, lạm phát có thể tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 5%.
Nợ xấu được xử lý nhanh hơn và triệt để hơn. Các TCTD đã hạn chế chuyển nợ sang Công ty Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam (VAMC) và tích cực tự xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức như bán nợ, phát mãi tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng và các hình thức khác.
Năm 2017, hệ thống TCTD đã xử lý khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 40% so với năm 2016. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu như: trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại tòa án, tạo cơ chế xử lý tài chính đối với các TCTD khi bán nợ xấu. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại tăng trên 40%, tạo điều kiện để giảm lãi suất trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất khu vực và nằm trong số 5 thị trường tăng trưởng hàng đầu thế giới, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ số VNIndex (Chỉ số chứng khoán trên Sàn Giao dịch TP. HCM) tăng 39% so với đầu năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt xấp xỉ 66% GDP, gấp hai lần năm 2015...
NFSC dự báo, năm 2018 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ 6,5% - 6,8% nhờ khu vực tư nhân khởi sắc, lạm phát có thể tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 5%.