Thực hành tiết kiệm đối với các cá nhân có thu nhập thấp

Theo thuchanhtietkiem.com

(Tài chính) Do thu nhập bình quân hàng tháng từ tiền lương của phần lớn bộ phận dân chúng hiện nay vẫn còn ở mức thấp và rất thấp, nên việc thực hành tiết kiệm theo mục tiêu tài chính của những cá nhân này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu nhập bình quân hàng tháng cao hơn trong xã hội, là điều hiển nhiên.

Trong phần này, chúng tôi xin được phép giả định cách phân loại mức thu nhập bình quân hàng tháng từ tiền lương của các cá nhân tại Việt Nam trong thời điểm năm 2012 như sau:

Số

TT

Thu nhập trung bình từ tiền lương hàng tháng của cá nhân

(Đơn vị tính: VNĐ)

Phân loại mức lương cá nhân hàng tháng

1

Dưới 2.500.000

Rất thấp

2

Từ   2.500.000    đến dưới    5.000.000

Thấp

3

Từ   5.000.000    đến dưới    8.000.000

Trung bình

4

Từ   8.000.000    đến dưới  10.000.000

Trung bình khá

5

Từ  10.000.000   đến dưới  15.000.000

Khá

6

Từ  15.000.000   đến dưới  20.000.000

Khá cao

7

Trên  20.000.000

Cao

8

Trên  50.000.000

Rất cao


Bảng phân loại mức lương theo giả định trên đây của chúng tôi hoàn tòan chỉ mang tính  tham khảo, nhằm mục đích xây dựng mục tiêu tiết kiệm cho cá nhân là chính. Để có thể biết được sự phân loại mức lương cá nhân hàng tháng một cách chính xác, cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia tài chính, ngân hàng hoặc công bố chính thức từ các cơn quan chức năng của nhà nước.

Với cách phân loại mức lương tham khảo này, thì chỉ có những cá nhân nào đạt mức lương tối thiểu từ trung bình khá trở lên, tức tối thiểu từ tám triệu đồng một tháng trở lên, mới có cơ hội thuận lợi để thực hành tiết kiệm theo các giai đoạn tuổi tác “lý tưởng” đã trình bày ở phần trên.

Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng từ tiền lương của phần lớn bộ phận dân chúng hiện nay vẫn còn ở mức thấp và rất thấp. Vì vậy, việc thực hành tiết kiệm theo mục tiêu tài chính của những cá nhân này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu nhập bình quân hàng tháng cao hơn trong xã hội, là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những người có thu nhập thấp thì không có cơ hội để thực hành tiết kiệm theo mục tiêu tài chính. Một số người có thu nhập thấp hay những người nghèo, người không có tài sản thường viện dẫn lý do làm chỉ vừa đủ ăn, đủ mặc thì làm sao mà tiết kiệm được! Nếu có cố gắng tiết kiệm đi nữa thì cũng chẳng được bao nhiêu, chi bằng có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu cho xong.

Chúng ta rất thông cảm và chia sẻ với những cá nhân không có điều kiện và cơ hội tốt để có được thu nhập hay mức lương hàng tháng tối thiểu từ trung bình trở lên. Nhưng chúng ta sẽ không đồng tình với cách suy nghĩ của một số người cho rằng “người thu nhập thấp thì không tiết kiệm được bao nhiêu nên không cần tiết kiệm làm gì”. 

Tục ngữ có câu “ tích thiểu thành đa” hay “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Trong cuộc sống, không ít trường hợp người ta có thể thoát được tình cảnh đói nghèo nhờ biết siêng năng chăm chỉ làm việc và chịu khó tiết kiệm từ những khoản tiền rất nhỏ bé ban đầu.

Tiết kiệm trong học sinh, sinh viên

Ngoài một số ít trường hợp cá biệt học sinh, sinh viên có thu nhập hàng tháng từ nguồn viện trợ của gia đình tương đương từ mức trung bình trở lên. Đa số sinh viên và học sinh sống xa nhà đều có nguồn tài chính rất hạn chế và có thể xếp vào mức rất thấp.

Các bạn sinh viên hôm nay sẽ là những trụ cột của gia đình và là những công dân trí thức rất quan trọng cho tương lai của đất nước sau này . Nên rèn luyện thói quen tiết kiệm để làm giàu cho bản thân mình và đóng góp cho xã hội phát triển. Vì các bạn là những người có nhiều ưu điểm và thời gian thuận lơi để thực hành cuộc sống tiết kiệm hơn những người khác. Mặc dù trong thời điểm hiện tại có thể các bạn đang còn thiếu thốn về tài chính.

Hãy bắt tay vào việc thực hành tiết kiệm ngay từ bây giờ bằng cách kiên trì giữ lại tối thiểu 10% đến 15% tiền tài trợ từ gia đình hay từ các khoản thu nhập khác mà các bạn có được qua việc đi làm thêm.

Để có thể cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm được với mức thu nhập thuộc vào loại thấp và rất thấp như sinh viên, học sinh, các bạn nên thực hành nhiều phương pháp giảm chi phí hàng ngày khác nhau. Chẳng hạn như đi học bằng xe buýt thay vì xe gắn máy. Mang theo cơm hộp để ăn trưa và nghỉ trưa tại trường thay vì phải đi về nhà rồi quay trở lại trường. Đăng ký thẻ thư viện của nhà trường để sử dụng tư liệu và internet miễn phí thay vì sử dụng internet ở nhà tốn kém…

Nếu các bạn đang phải thuê phòng trọ thì nên chịu khó tìm kiếm và chọn lựa các bạn sinh viên nào phù hợp với bản thân mình và gần nhau trong lĩnh vực học tập để chia sẻ kiến thức. Chia sẻ tiền phòng và tiền ăn uống hàng ngày nếu cùng nhau nấu ăn chung. Có thể tìm khu vực thuê nhà trọ ở gần trường học để việc đi lại không tốn kém, và tiết kiệm được nhiều thời gian.

Hạn chế mua sắm áo quần và trang phục theo các trào lưu sành điệu gây tốn kém. Tránh bị sự rủ rê lôi kéo của bạn bè trong việc tổ chức ăn uống và các họat động vui chơi giải trí tốn tiền như: tổ chức liên hoan có uống bia rượu, đi du lịch xa, tham gia chơi game mất nhiều thời gian. Và nên hạn chế tối đa vay tiền của bạn bè để tham dự các sự kiện gây tốn kém nhiều không cần thiết như: tiệc tùng, sinh nhật, cưới hỏi.

Nên nhớ là ngoài việc hạn chế chi tiêu để tiết kiệm tiền ra, các bạn sinh viên chúng ta còn có nhiều “tài sản” khác cần tránh lãng phí và khai thác tối đa như: sức khỏe, thời gian, sự năng động, kiến thức chuyên môn và tri thức trong các chương trình học hàng ngày.                                  

Minh họa sinh viên đi làm thêm tạo thu nhập

Các bạn có thể sắp xếp thời khóa biểu trong việc học tập một cách hợp lý và khoa học, rồi tìm việc làm thêm bán thời gian để tăng thu nhập và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Chẳng hạn như: đi dạy kèm, làm nhân viên kinh doanh thời vụ, nhân viên nghiên cứu thị trường hoặc các việc làm khác phù hợp với đời sống sinh viên, học sinh của chúng ta.

Nhu cầu giải trí của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên rất cao. Nên chọn cách sinh hoạt giải trí lành mạnh và có ích lợi nhất cho mình. Có lẽ các bạn chưa có nhiều tiền để làm từ thiện và chia sẻ cho cộng đồng về mặt tài chính. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể dùng công sức của mình để đóng góp thiện ý như: giúp việc cho viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi, người khuyết tật… Tham gia làm cộng tác viên cho các dự án xanh, cải tạo môi trường sống tại địa phương hay tại khu vực trường học, có thể xem như là các hoạt động vui vẻ, lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, học sinh.

Dĩ nhiên tất cả những việc này các bạn chỉ nên làm trong lúc có thời gian nhàn rỗi. Bên cạnh đó, để tránh bị căng thẳng trong học tập và thư giản, các bạn nên dành thời gian tối thiểu để luyện tập thể thao đều đặng mỗi ngày. Chọn những môn thể thao ít tốn kém đối với sinh viên học sinh như chạy bộ, đi bộ, đánh cờ vua, cờ quốc tế…

Có thể nói, mức thu nhập thấp và cuộc sống kinh tế khó khăn của nhiều bạn sinh viên và học sinh chỉ là nhất thời. Tất cả các bạn sẽ có thể nâng cấp được mức thu nhập cho bản thân mình và thay đổi số phận tương lai. Nếu ngay từ bây giờ các bạn không lãng phí và biết tiết kiệm các giá trị, các tài sản quý báu của mình ngoài tiền bạc ra như: sức khỏe, trí tuệ, thời gian, cơ hội học tập và tiếp thu tri thức chuyên môn. Sau cùng, các bạn nên tiết kiệm tuổi thanh xuân và tương lai tốt đẹp của mình bằng lối sống tích cực và có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Chúng tôi rất khâm phục và xin bài tỏ sự ngưỡng mộ đối với tất cả các bạn sinh viên, học sinh có nghị lực và đạo đức cá nhân tốt đã được báo đài, truyền thông đưa tin. Những bạn này biết sống cần kiệm nghiêm túc và có tinh thần tự lập trong suốt thời gian học đại học hay cao đẳng. Các bạn chẳng những không phải sống dựa dẫm vào gia đình cha mẹ, mà còn có thể hoàn thành tốt chương trình học, tốt nghiệp ra trường với trách nhiệm bản thân cao và niềm tin lớn ở phía trước.

Tiết kiệm đối với người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp

Nhiều công nhân viên và người lao động phổ thông hiện nay đang có mức thu nhập trung bình hàng tháng được xếp vào loại thấp hay rất thấp.

Một số người lao động và công nhân viên có ý thức và tinh thần tiết kiệm rất đáng khen ngợi. Mặc dù mức lương không cao, nhưng mỗi tháng họ vẫn cố gắng tiết kiệm và dành dụm được cả triệu đồng, mỗi năm tích lũy được cả chục triệu đồng cho cuộc sống tương lai. Do họ có ý thức tiết kiệm trong việc ăn uống và chi tiêu rất cẩn thận. Họ biết tránh việc đua đòi mua sắm hay tham gia và các trò chơi, sinh hoạt tốn tiền.

Còn với những người không có ý thức tiết kiệm, thì làm ra bao nhiêu họ tiêu xài hết bấy nhiêu. Họ luôn nghĩ rằng “thu nhập thấp thì chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu, khi nào có thu nhập cao mới có thể tiết kiệm được!”.

Với cách suy nghĩ như vậy, chắc chắn họ sẽ dễ dàng bị thói quen lãng phí chi phối và chế ngự. Và giả sử sau này có được thu nhập cao hơn rất nhiều, biết đâu họ cũng sẽ tiêu xài hết mà không thể tiết kiệm, vì không quen với việc thực hành và sinh hoạt tiết kiệm.

Chúng tôi hoàn toàn không có ý chỉ trích hay chê trách những người lao động hay công nhân viên không có kế hoạch tiết kiệm. Bởi vì, với mức thu nhập khoảng ba triệu đồng một tháng lại phải trả tiền nhà trọ và các khoản chi tiêu ăn uống sinh hoạt và  các nhu cầu tối thiểu hàng ngày khác, thì việc làm tiết kiệm cũng không phải là dễ. 

Chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài giải pháp mang tính gợi ý, để chúng ta cùng nhau tham khảo và khuyến khích tinh thần thực hành tiết kiệm của người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp như trình bày dưới đây.

- Giả sử tổng thu nhập hàng tháng của chúng ta là ba triệu đồng, chúng ta nên cố gắng trích ra và giữ lại tối thiểu từ 10% đến 15% thu nhập này, tức khoảng từ ba trăm nghìn đến bốn trăm năm mươi nghìn đồng, để dành dụm cho tương lai. Như vậy cả năm sẽ tiết kiệm được từ ba triệu đến bốn triệu rưỡi. 

- Nếu có được tháng lương thứ mười ba hai tiền thưởng tết, tổng cộng cả năm có thể tích lũy được khoảng từ sáu đến bảy triệu đồng. Đây là một số tiền không lớn và nên cố gắng giữ vững tinh thần tiếp tục tiết kiệm thêm hai năm nữa. Sau ba năm tổng số tiền tiết kiệm này đã xấp xỉ hai mươi triệu đồng, và đây là một khoản tiền không nhỏ.

- Lúc này chúng ta nên ra ngân hàng mở trương mục tiết kiệm dài hạn từ mười năm trở lên, mỗi năm lại tiếp tục bổ sung thêm khoản tiết kiệm cố định như ban đầu. Mười năm sau tổng số tiền tiết kiệm này cộng với lãi kép hàng năm sẽ lên đến vài trăm triệu đồng. Đến lúc đó chúng ta có thể rút ra để mua căn hộ bình dân dành cho người có thu nhập thấp, lập gia đình và sinh con. 

Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm thực hành tiết kiệm nghiêm túc, những người có thu nhập hàng tháng thấp và rất thấp cũng có thể tích lũy được vài trăm triệu đồng cho bản thân mình sau khoảng thời gian mười năm kiên trì tiết kiệm. Bất chấp kể tỷ lệ trượt giá của đồng tiền có thể làm cho tổng số tiền tiết kiệm đó giảm đi ít nhiều giá trị.

Thậm chí số tiền này có thể tăng gấp đôi nếu hai vợ chồng cùng đi làm và tiết kiệm. Và nếu trong suốt thời gian mười năm đó, cá nhân thực hành tiết kiệm có thêm những khỏan thu nhập bất thường chính đáng khác thì cuộc sống kinh tế của họ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bao giờ “nói cũng dễ hơn làm”. Để có thể thành công trong việc tiết kiệm như vậy những người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp cần phải cố gắng rất nhiều. Và không ngừng quyết tâm vượt qua các rào cản khó khăn hàng này trong thời gian dài. Sau đây là một vài gợi ý hổ trợ cho kế hoạch thực hiện tiết kiệm tài chính dài hạn của những người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp.

- Tìm đối tác phù hợp là bạn đồng nghiệp để chia sẻ tiền thuê phòng trọ. Có thể nấu cơm ăn chung nếu tiết kiệm được hơn việc  ăn cơm phần.

- Tìm khu vực thuê nhà trọ ở gần với cơ quan, nhà máy nơi làm việc hàng ngày. Nếu có thể đi xe đạp hay đi bộ được tới chổ làm thì càng tốt.

- Sử dụng xe buýt hay xe đưa đón công nhân viên của cơ quan thay vì tự đi làm bằng xe máy phải tốn tiền xăng.

- Không tham gia vào các hoạt động tốn tiền bình dân thường thấy như cờ bạc, rượu chè, chơi game…

- Không thức quá khuya, không thường xuyên ngồi quán cà phê và không nên hút thuốc.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể và sức khỏe thật tốt, vì khi ngã bệnh sẽ tốn kém rất nhiều.

- Cố gắng làm việc chăm chỉ và hiệu quả để được tăng lương hay thăng tiến trong công việc.

- Chọn lựa các hình thức giải trí lành mạnh và ít tốn kém như luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, ngồi thiền, đi bộ…

Thông thường có hai phương pháp tiết kiệm tài chính cơ bản dành cho người lao động và công nhân viên có thu nhập thấp thực hành. Một là tiết kiệm tối đa và cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Hai là tìm thêm việc làm bán thời gian vào ban đêm hoặc vào các ngày nghĩ cuối tuần, ngày nghĩ lễ để tăng thu nhập. Nếu có thể kết hợp giữa tiết kiệm chi phí tối đa và tìm thêm việc làm bán thời gian để tăng thu nhập thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp bội.

Tiết kiệm đối với cá nhân và hộ gia đình khó khăn

Cá nhân và hộ gia đình khó khăn là những cá nhân và hộ gia đình có tổng mức thu nhập thuộc loại thấp hay rất thấp hoặc có “thu nhập âm”, tức là thu nhập ít hơn chi tiêu hàng tháng. Thậm chí có thể bao gồm cả những trường hợp cá nhân và hộ gia đình đang còn thiếu một khoản nợ phải trả nào đó trong một thời gian dài.

Một số người sống trong hoàn cảnh khó khăn dài hạn thường có suy nghĩ cam chịu: “số phận mình đã như vậy, có làm cách mấy cũng không khá lên được”. Đây là cách suy nghĩ không được lạc quan và tích cực, sẽ làm lãng phí ý chí phấn đấu vươn lên và tinh thần tiết kiệm giúp chúng ta thoát ra khỏi cuộc sống khó khăn thiếu thốn.

Một số người khác cũng có hoàn cảnh tương tự, nhưng họ biết mình chỉ có một con đường duy nhất là siêng năng, chăm chỉ và cần cù tiết kiệm mới có thể thay đổi được cuộc đời theo hướng tốt hơn. Những người đó sớm hay muộn cũng sẽ cải thiện được điều kiện kinh tế và mức sống của mình. Vấn đề họ cần chỉ là thời gian, sự kiên nhẫn và một chút may mắn, hay nói chính xác hơn là các cơ hội thuận lợi.

Thật ra giàu hay nghèo chỉ là những khái niệm mang tính tương đối trong cuộc sống. Nếu giàu mà không dám chi tiêu, thà “chết trên đóng vàng” hơn là chi ra vài lạng bạc để cứu lấy sinh mạng của mình như trong các câu chuyện chúng ta đã biết, thì có lẽ còn thua xa những người nghèo mà biết sống một cách vui vẻ, khỏe mạnh.

Nhưng nếu nghèo khó đến mức khi đau yếu bệnh hoạn không có tiền để ăn uống đầy đủ hay thuốc thang chữa trị, nghèo đến mức không có tiền để lo cho các con ăn học và đến trường thì có lẽ chúng ta không nên ủng hộ. Cần phải khuyến khích các hộ gia đình còn sống trong điều kiện khó khăn như vậy phấn đấu vươn lên qua con đường chăm chỉ làm việc, và thực hành tiết kiệm cần mẫn mỗi ngày. Xin được nêu ra một vài gợi ý trong vấn đề thực hành tiết kiệm cho các cá nhân và hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như sau:

- Cần có tinh thần lạc quan và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân mình và cho các thế hệ con cháu sau này.

- Siêng năng chăm chỉ làm việc mỗi ngày.

- Hạn chế sinh đẻ có kế hoạch theo chủ trương của nhà nước. Sinh nhiều con sẽ là gánh nặng rất lớn về tài chính cho những hộ gia đình còn khó khăn.

- Chú ý bảo vệ sức khỏe hàng ngày, nên ăn chín, uống chín và vệ sinh cá nhân thật kỹ để tránh các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm khác, sẽ làm cho cuộc sống khó khăn thêm.

- Chủ động và tích cực tìm kiếm các cơ hội tạo thu nhập từ các chương trình hổ trợ lập nghiệp của nhà nước và các tổ chức xã hội.

- Tiết kiệm từng khoản thu nhập nhỏ trong gia đình, cố gắng tìm việc làm ổn định thường xuyên. Có thể nhận gia công các sản phẩm thủ công làm thêm tại nhà vào ban đêm hay các ngày nghĩ cuối tuần. Đến một thời điểm thích hợp nào đó (chẳng hạn như sau khi trả hết nợ vay) có thể bắt đầu trích từ 10% đến đến 15% thu nhập hàng tháng để thực hành tiết kiệm như cách gợi ý tiết kiệm dành cho những người có thu nhập thấp đã trình bài ở trên.

Nhiều năm qua, nhà nước ta đã thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo và hổ trợ chính sách cho những gia đình còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chương trình này đã được Ngân hàng thế giới(WB) và Tố chức Liên hợp quốc(UN) đánh giá cao. Trong xã hội cũng có không ít  mạnh thường quân công khai hay âm thầm giúp đỡ cho những cá nhân và hộ gia đình còn nghèo khó. Đó là những việc làm rất có ý nghĩa và có giá trị. Thể hiện thần trách nhiệm và tính tương trợ cộng đồng cao, rất đáng được chúng ta trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên, để có thể thật sự giúp cho những hộ gia đình còn mức sống nghèo thoát khỏi khó khăn, thoát ra cảnh thiếu thốn và hướng đến cuộc sống tốt hơn trong tương lai, đặc biệt là cho con em các thế hệ sau của họ. Thì ngoài việc trợ giúp về mặc tài chính của nhà nước và các tổ chức hảo tâm, cần nên có thêm các chương trình giáo dục phù hợp và hướng nghiệp phù hợp.  Trong đó không nên thiếu chương trình đào tạo và hướng dẫn bà con thực hành tiết kiệm một cách cơ bản và hiệu quả trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.