Tiếp thị số - Đòn bẩy cho doanh nghiệp hiện đại
Tiếp thị số (Digital marketing) là tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu được thực hiện trên Internet, nhưng cũng bao gồm quảng cáo trên điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật số khác. Các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp do nền tảng kỹ thuật số ngày càng được sử dụng và tích hợp vào các kế hoạch tiếp thị, vào cuộc sống hàng ngày cũng như do người tiêu dùng sử dụng thiết bị kỹ thuật. Bài viết này tập trung vào các khái niệm về tiếp thị kỹ thuật số, cũng như cách tiếp thị kỹ thuật số hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đại và một số ví dụ trong thực tế.
Định nghĩa Digital marketing
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự gia tăng của người dùng internet, Digital marketing ngày càng trở thành một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh hiện đại.
Digital marketing là việc tiếp cận khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các kênh và công cụ kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, email, mạng xã hội và trang web. Digital marketing sử dụng nhiều chiến lược và kênh kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng, những người dành nhiều thời gian trên nền tảng trực tuyến. Digital marketing là việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên internet, cũng bao gồm quảng cáo trên điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật số khác.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung, tiếp thị có ảnh hưởng, tự động hóa nội dung, tiếp thị chiến dịch, tiếp thị dựa trên dữ liệu, tiếp thị thương mại điện tử, tiếp thị truyền thông xã hội, tối ưu hóa quảng cáo trên email, quảng cáo hiển thị, sách điện tử, đĩa CD và trò chơi trực tuyến. Digital marketing cũng trở nên phổ biến trên các kênh không có internet, chẳng hạn như nhạc chuông di động chờ, cuộc gọi và điện thoại di động.
Phương pháp Digital marketing
Để đạt được mục tiêu và duy trì lợi thế cạnh tranh, các chiến lược tiếp thị số là rất quan trọng: sử dụng mạng xã hội, nội dung trên website, tiếp thị qua email và các blog là một số cách tiếp cận. Công việc tiếp thị được đánh giá bằng các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPIs), bao gồm: i) Hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của khách hàng mục tiêu; ii) Xây dựng một ấn tượng tốt về thương hiệu của bạn; iii) Tiếp thị trên mạng xã hội giúp thương hiệu trở nên nổi bật; iv) Tiếp thị trực tuyến giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
Các chuyên gia Digital marketing có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu tiếp thị của họ. Dưới đây là một số ví dụ về các chiến lược và kênh Digital marketing phổ biến:
- Tiếp thị nội dung: Tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng. Các kênh liên quan: blog, bài viết, video, podcast...
- Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng quảng cáo trực tuyến để tăng cường nhận thức thương hiệu và tạo ra cơ hội tiềm năng. Các kênh liên quan: quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên Google và các mạng quảng cáo khác.
- Tiếp thị tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa trang web để nâng cao xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập tự nhiên. Các kênh liên quan: nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa trang web, xây dựng liên kết.
- Tiếp thị truyền thông xã hội: Quảng bá và tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội. Các kênh liên quan: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn.
- Email marketing: Gửi email để tiếp cận và giữ chân khách hàng hiện tại và tiềm năng. Các kênh liên quan: gửi email thông qua danh sách khách hàng, email tự động, chiến dịch email.
- Tiếp thị liên kết: Xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác để giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các kênh liên quan: chương trình liên kết, quảng cáo liên kết...
Những chiến lược và kênh Digital marketing này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao trong việc tạo ra nhận thức thương hiệu, tăng cường tương tác khách hàng và tạo ra cơ hội tiềm năng
Digital marketing - đòn bẩy cho doanh nghiệp hiện đại
- Digital marketing B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp): Chiến lược tiếp thị B2B có thể rất hiệu quả nếu được sử dụng một cách thông minh, ví dụ như sử dụng các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn để tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ.
- Digital marketing B2C: Tập trung vào việc thu hút người tiêu dùng đến trang web và biến họ thành khách hàng mà không cần phải tương tác trực tiếp với nhân viên bán hàng. Trong trường hợp này, quan trọng hơn là tạo ra một hành trình mua hàng nhanh chóng, từ khi người dùng truy cập trang web cho đến khi họ thực hiện giao dịch mua hàng. Điều này đòi hỏi sản phẩm của bạn xuất hiện sớm trong nội dung tiếp thị và sử dụng các hành động kêu gọi mạnh mẽ hơn. Các kênh như Instagram và Pinterest có giá trị cao hơn đối với doanh nghiệp so với các nền tảng tập trung vào doanh nghiệp như LinkedIn.
- Lưu lượng truy cập trang web: Nền tảng HubSpot cung cấp một nền tảng cho các doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ, cho phép theo dõi và cải thiện sự hiện diện trực tuyến. Với việc tăng cường 10% sự hiện diện trực tuyến, các doanh nghiệp cũng có thể cải thiện chiến lược SEO để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Hiểu hiệu suất nội dung và tạo cơ hội tiềm năng: Cuốn brochure là một công cụ quan trọng để quảng bá doanh nghiệp, nó cung cấp một tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn về các sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo khách hàng của bạn được thông tin đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta không thống kê được bao nhiêu người đã đọc brochue.
- Mô hình gán nguồn: là một chiến lược Digital marketing hiệu quả bao gồm các công cụ và công nghệ phù hợp để theo dõi tất cả các giao dịch bán hàng từ khi khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp qua internet. Mô hình này hỗ trợ xác định xu hướng của khách hàng đối với việc khám phá và mua sản phẩm, giúp họ đưa ra quyết định khôn ngoan hơn về các chiến lược tiếp thị nào phù hợp nhất. Liên kết giữa tiếp thị và bán hàng là rất quan trọng. Theo Aberdeen Group, các doanh nghiệp có sự phối hợp tốt trong bán hàng và tiếp thị có thể tăng 20% doanh thu hàng năm, trong khi các doanh nghiệp không làm như vậy chỉ giảm 4% doanh thu. Bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số, bạn có thể cải thiện hành trình mua hàng của khách hàng và có thể tăng doanh thu doanh nghiệp.
- Quảng cáo hành vi trực tuyến: là việc thu thập thông tin liên tục về hoạt động trực tuyến của người dùng trên một thiết bị và các trang web không liên quan khác nhau, nhằm cung cấp quảng cáo được tùy chỉnh dựa trên các sở thích và lựa chọn của người dùng đó.
- Môi trường hợp tác: Việc hợp tác giữa các tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ và công ty quảng cáo kỹ thuật số nhằm tối ưu hóa công việc, chia sẻ nguồn lực, giao tiếp và tái sử dụng. Khách hàng được tham gia vào các tổ chức để họ hiểu rõ hơn về cách phục vụ khách hàng và trên trang web của công ty cho phép người dùng chia sẻ ý kiến và đánh giá. Mối quan hệ giữa tổ chức và khách hàng có thể được củng cố bằng cách sử dụng phương pháp này để thu thập dữ liệu và tạo ra sản phẩm mới.
- Digital marketing phụ thuộc vào dữ liệu: Hiện nay, các thương hiệu có thể sử dụng quảng cáo truyền thông dựa trên dữ liệu để thu hút khách hàng đã quen biết thông qua việc mua dữ liệu mà người dùng tạo ra trong từng bước của hành trình của họ. Các kênh kỹ thuật số như truy cập trang web, đọc email hoặc tương tác với ứng dụng di động của thương hiệu có thể sử dụng để thu thập dữ liệu người dùng mà không tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng.
Các thương hiệu cũng có thể thu thập dữ liệu từ các tập dữ liệu CRM và Sales engine cũng như từ các tương tác của khách hàng thực tế. Marketing dựa trên dữ liệu giúp các thương hiệu xác định mức độ trung thành của khách hàng của họ và cung cấp cho họ cơ hội giao tiếp nhanh chóng, phù hợp với từng khoảnh khắc và hành động của khách hàng.
Tiếp thị lại: Remarketing là một phần chính của Digital marketing. Khi sử dụng chiến lược này, các nhà tiếp thị có thể gửi quảng cáo của họ đến một nhóm khách hàng quan tâm hoặc đối tượng khách hàng đã được hướng tới trước, thường những người đã truy cập vào một trang web với mục đích cụ thể...
Cách đo lường hiệu quả của các chiến dịch Digital marketing
Các chiến dịch Digital marketing được phân loại dựa trên chất lượng, số lượng hoặc thời gian. Các chỉ số chất lượng có thể nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng và doanh số bán hàng, trong khi các chỉ số số lượng có thể xem xét tăng hoặc giảm doanh thu.
Đo lường các chỉ số trung gian có thể cần thiết để hiểu quá trình diễn ra và các chỉ số cuối cùng có thể cần thiết để đánh giá thành công chung của dự án. Ví dụ, tăng doanh thu hoặc giảm doanh thu thuộc vào danh mục cuối cùng, trong khi lượt thích, chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội có thể được coi là các chỉ số trung gian. Các danh mục này phụ thuộc vào nhau. Nếu không, cuối chiến dịch quảng cáo có thể kết thúc với kết quả không mong đợi.
Digital marketing cho phép người tiếp thị xem kết quả chính xác và theo thời gian thực. Nếu một quảng cáo được đăng trên báo thì khó để đánh giá được bao nhiêu người thực sự mở đến trang đó và chú ý đến quảng cáo. Không có cách chắc chắn để biết liệu quảng cáo đó có góp phần vào bất kỳ doanh số bán hàng nào hay không. Tuy nhiên, Digital marketing sẽ giúp bạn biết được mức tiếp cận cho sản phẩm/dịch vụ của bạn, tương tác với khách hàng tiềm năng, tạo sự tiếp cận toàn cầu và quảng bá đến từng khách hàng.
Tuy nhiên, Digital marketing cũng có một số hạn chế. Digital marketing phụ thuộc rất nhiều vào Internet, một số vùng không có sẵn Internet hoặc người tiêu dùng có thể gặp khó khăn khi kết nối Internet kém. Digital marketing cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm cho quảng cáo của họ nổi bật và kích thích người tiêu dùng thảo luận về hình ảnh thương hiệu hoặc sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc có quá nhiều hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh cũng sử dụng các chiến lược Digital marketing tương tự có thể là một bất lợi. Một số công ty có thể bị khách hàng đánh giá tiêu cực khi một số người tiêu dùng chưa tin tưởng các quảng cáo xuất hiện trên các trang web và mạng xã hội. Ngay cả một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của một thương hiệu đã được thành lập. Digital marketing chỉ truyền thông tin đến những khách hàng tiềm năng, trong đó hầu hết không có ý định mua hàng. Do đó, việc phản ánh của Digital marketing vào khối lượng bán hàng thực sự cũng cần xem xét lại.
Kết luận
Digital marketing cung cấp một tương lai đầy triển vọng cho sự bền vững và thành công lâu dài của hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp hiện đại trên thị trường công nghệ. Digital marketing giúp tăng cường tiếp cận thị trường và xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách tận dụng các ưu điểm của nó, chẳng hạn như khả năng tiếp cận rộng lớn với khách hàng tiềm năng, khả năng tương tác và tương tác cá nhân hóa.
Mặt khác, cần lưu ý rằng Digital marketing cũng có một số nhược điểm. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và vấn đề về an toàn và bảo mật dữ liệu. Đồng thời, việc thực hiện một chiến dịch Digital marketing thành công yêu cầu chuyên môn, tập trung và theo dõi chặt chẽ để đạt được hiệu quả tối đa. Tóm lại, doanh nghiệp hiện đại nhận được cả cơ hội và thách thức từ Digital marketing. Cách một công ty sử dụng và quản lý chiến lược Digital marketing sẽ quyết định ưu và nhược điểm của nó.
Tài liệu tham khảo:
- Phạm Thị Huyền và cộng sự (2021). Affiliate marketing và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 27, tháng 12/2021;
- Philip Kotler và Nancy Lee. (2020). Sách Từ chiến lược marketing đến doanh nghiệp thành công;
- Philip Kotler (2017), Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số, NXB Trẻ.