Vấn đề biến đổi khí hậu và giải quyết bất bình đẳng giới toàn cầu
Là vấn đề toàn cầu thách thức nhất mọi thời đại, biến đổi khí hậu không chỉ có những tác động sinh thái khôn lường mà còn đan xen phức tạp với các mô hình bất bình đẳng xã hội toàn cầu. Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng khí hậu nào, phụ nữ và trẻ em gái luôn phải chịu những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, quyền của phụ nữ ít được thảo luận trong các chương trình nghị sự về khí hậu.
Theo đó, một thực tế được thừa nhận rõ ràng bình đẳng giới và phong trào công bằng khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương do khí hậu xuất hiện ngày càng nhiều ở phụ nữ.
Ngày 29/3/2021, một báo cáo của Cơ quan Phát triển Quốc gia Thống nhất (UNDP) một lần nữa nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng ba hành tinh” là biến đổi khí hậu, ô nhiễm và khủng hoảng thiên nhiên ảnh hưởng đến quyền sống, và bị đe dọa vô cùng bất bình đẳng với nữ giới. Phụ nữ sống ở các khu vực bị khủng hoảng và nông thôn, các nhóm bản địa, thiểu số bị ảnh hưởng nhiều hơn. Do đó, Ủy ban quyền lợi phụ nữ của Liên hợp quốc đã thiết lập mục tiêu mới là “đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các chính sách và chương trình giảm thiểu rủi ro về thiên tai, môi trường và biến đổi khí hậu”.
Phụ nữ tiếp cận các nguồn lực rất hạn chế
Phụ nữ nhìn chung ít được tiếp cận các nguồn lực hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sống ở khu vực nông thôn và những người thuộc nhóm kinh tế xã hội thấp. Có ba nguyên nhân chính khiến phụ nữ phải đối mặt với sự bất công lớn hơn về khí hậu: xây dựng xã hội về nữ quyền, tăng tuổi thọ và tình trạng nghèo đói của phụ nữ.
Do sự phân biệt đối xử bình thường về giới trong hầu hết các xã hội phụ hệ, phụ nữ có quyền tiếp cận không bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, đất đai, giáo dục, thu nhập tài chính, nước, thực phâm và năng lượng sạch so với nam giới và thường phụ thuộc vào nam giới để có được tài nguyên khi nam giới gặp khó khăn và kiểm soát chúng.
Nhiều khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu nằm ở Nam bán cầu, nơi phụ nữ gánh vác nhiều trách nhiệm xã hội và vai trò trong gia đình. Ở nhiều vùng nông thôn, phụ nữ và trẻ em gái chịu thiệt thòi trong mua sắm thực phẩm, nước và năng lượng sinh hoạt. Những gánh nặng lớn khiến phụ nữ khó có được sự bình đẳng, đặc biệt khi xung đột khí hậu xảy ra.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phụ nữ luôn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình. Kết quả là, phụ nữ có ít thời gian và nỗ lực hơn để theo đuổi sự nghiệp, học vấn hoặc không có cơ hội tăng thu nhập vì quá ít cơ hội để thoát nghèo.
Thể chất của phụ nữ bị tổn thương lớn sau những thảm họa khí hậu
Số liệu thống kê đã cho thấy, phụ nữ có nhiều khả năng tử vong trong các thảm họa thiên nhiên hơn. Khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ sẽ tăng số nạn nhân là nữ giới. Sự chênh lệch về mức độ tử vong xảy ra ở miền nam bán cầu. Theo đó, phụ nữ chiếm 61% tỷ lệ tử vong ở Myanmar trong Bão Nargis năm 2008, 70% ở Banda Aceh sau Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, và 91% ở Bangladesh trong Bão Gorky năm 1991.
Những định kiến xã hội đối với phụ nữ là một phần nguyên nhân khiến khả năng sống sót của phụ nữ yếu hơn trong các cuộc khủng hoảng khí hậu. Các kỹ năng sinh tồn thiết yếu như bơi lội, trèo cây chủ yếu được dạy cho các bé trai.
Thậm chí, ở nhiều cộng đồng tôn giáo nông thôn, các bé gái không được phép học bơi. Nếu xảy ra thiên tai, nam giới được ưu tiên trong công tác cứu hộ, hỗ trợ y tế, ưu tiên hơn nữ giới. Theo phân tích về 18 thảm họa hàng hải trong ba thế kỷ, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn là nam giới có tỷ lệ sống sót cao hơn đáng kể so với hành khách nữ. Bất chấp việc thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc “phụ nữ và trẻ em được ưu tiên” trong các vụ đắm tàu.
Khủng hoảng môi trường khiến phụ nữ ảnh hưởng về tinh thần thế nào?
Ngoài những bất lợi về thể chất, phụ nữ còn có xu hướng đau khổ về tinh thần hơn nam giới trước các biến cố khí hậu. Rủi ro đối với sức khỏe tâm thần do biến đổi khí hậu được coi là tác nhân gây căng thẳng trên toàn cầu.
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) đã đưa ra thuật ngữ “lo lắng sinh thái”, để mô tả “nỗi sợ hãi kinh niên về thảm họa môi trường xuất phát từ quan sát tác động của biến đổi khí hậu ”. Xuất phát từ việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với biến đổi khí hậu, lo lắng về sinh thái có thể dẫn đến một loạt các phản ứng tâm lý có hại bao gồm : trầm cảm, lo lắng, ám ảnh, rối loạn giấc ngủ, rối loạn gắn bó, lạm dụng chất gây nghiện.
Phụ nữ cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh tâm thần hơn nam giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) do thiên tai gây ra là vấn đề tâm thần số một ảnh hưởng không đồng đều đến phụ nữ. Phụ nữ phản ứng về nhận thức và cảm xúc khác nhau đối với các sự kiện đau buồn nói chung, khiến họ có mức độ nhạy cảm cao hơn trước những thay đổi tiêu cực của môi trường.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có xu hướng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn mắc các chứng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, sốc, cảm giác bị bỏ rơi và thậm chí có ý định tự tử sau các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Trầm cảm cũng thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn. Điều này được giải thích do khả năng quản lý cảm xúc của phụ nữ tương đối kém vì độ nhạy cảm với các hormone gây căng thẳng. Gánh nặng và trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình càng làm tăng thêm những tổn thương về mặt cảm xúc của họ.
Vai trò vô hình của phụ nữ trong ứng phó với khí hậu
Sự hiện diện của phụ nữ trong hoạt động ứng phó với khí hậu dường như có mặt khắp nơi nhưng bằng cách nào đó lại trở nên vô hình. Trong quá trình ra quyết định do nam giới chiếm ưu thế liên quan đến ứng phó với khí hậu, tiếng nói của phụ nữ rất khó được lắng nghe chưa nói đến việc đáp ứng các nhu cầu họ đưa ra.
Mặc dù là một trong những nhóm bị ảnh hưởng và thiệt thòi nhất do biến đổi khí hậu, đến nay phụ nữ chỉ nắm giữ 1/3 vị trí lãnh đạo trong các cuộc đàm phán liên quan đến khí hậu. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự gia tăng về tình trạng bất bình đẳng hiện có và làm giảm hiệu quả đạt được nếu các chính sách hoặc dự án được thực hiện không mà có sự tham gia nhiều của phụ nữ.
Tiến tới quyền bình đẳng giới trong biến đổi khí hậu
Để kết hợp bình đẳng giới trong vấn đề biến đổi khí hậu, phong trào công bằng khí hậu nhận thấy rằng những lời kêu gọi của phụ nữ đều được xem xét một cách bình đẳng khi đưa ra quyết định. Cơ sở cho việc quản trị môi trường có tính đến yếu tố giới là nền tảng để đạt được hiệu quả và những kết quả đáng khích lệ của các chính sách.
Quá trình này có thể được bắt đầu bằng cách tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Vai trò của phụ nữ trong quản trị khí hậu cần phải được công nhận và tôn trọng trên toàn cầu. Sự tham gia của phụ nữ là rất quan trọng để thúc đẩy những hành động cải thiện khí hậu hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong cơ quan lập pháp quốc gia tăng lên thì các luật về biến đổi khí hậu nghiêm ngặt hơn sẽ được ban hành, dẫn đến lượng khí thải giảm. Sự lãnh đạo của phụ nữ cũng là chìa khóa để mang lại những thay đổi tích cực trong chiến lược khí hậu. Phụ nữ trên khắp thế giới sẵn sàng đứng lên bảo vệ quyền lợi môi trường của mình. Theo đó, hàng trăm phụ nữ bản địa đồng minh đã tuần hành ở Brazil vào năm 2019 để phản đối sự tàn phá của rừng nhiệt đới Amazon, một nhóm do phụ nữ lãnh đạo ở Uganda đã thành lập hiệp hội môi trường để trao quyền cho phụ nữ sử dụng bếp lò tiết kiệm năng lượng và tham gia vào các hoạt động quy hoạch đất đai, nông lâm kết hợp và bảo tồn đất.
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ chính là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ lâu dài của xã hội. Thúc đẩy phụ nữ tham chính là trao quyền cho phụ nữ về mặt chính trị, đảm bảo sự đại diện bình đẳng của phụ nữ trong chính trị. Đây chính là vấn đề cốt lõi gắn liền với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia.