Xây dựng Kế hoạch tổng thể quốc gia về năng suất hướng đến phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo
Theo TS. AKP Mochtan - Tổng Thư ký Tổ chức Năng suất châu Á (APO), Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và việc triển khai áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tại Việt Nam là ví dụ điển hình cho cách tiếp cập phong trào năng suất dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang ở bước ngoặc của công cuộc đổi mới và phát triển. Các động lực tăng trưởng năng suất truyền thống đang dần trở nên suy yếu. Trong bối cảnh mới hiện nay, APO hiện đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổng thể quốc gia về năng suất hướng đến phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Thậm chí trong bối cảnh Covid-19 tác động đến kinh tế toàn cầu, khiến cho nhiều nền kinh tế rơi vào tăng trưởng âm, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Theo các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh GDP bình quân trên đầu người có thể bắt nguồn từ tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đi kèm với sự hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu.
Kế hoạch tổng thể về năng suất cũng góp phần đưa năng suất vào các chương trình phát triển quốc gia, tăng cường vai trò của năng suất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nền kinh tế thành viên APO. Trong lĩnh vực này, APO đã hỗ trợ Lào, Campuchia, Fiji, Bangladesh và Việt Nam xây dựng kế hoạch tổng thể về năng suất hướng đến phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.
Theo TS. AKP Mochtan, Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và việc triển khai áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tại doanh nghiệp là ví dụ điển hình cho cách tiếp cập phong trào năng suất dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Đánh giá sơ bộ cho thấy, đến nay, đã xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, cơ bản tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang ở bước ngoặc của công cuộc đổi mới và phát triển. Các động lực tăng trưởng năng suất truyền thống đang dần trở nên suy yếu. Việc xác định các động lực tăng trưởng mới là chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và chuyển đổi thành công sang nhóm các nước có thu nhập cao hơn.
Trong bối cảnh đó, APO hiện đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch tổng thể quốc gia về năng suất hướng đến phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo. TS. AKPMochtan cho biết, Kế hoạch tổng thể về năng suất quốc gia là sáng kiến của APO nhằm hỗ trợ các nền kinh tế thành viên xây dựng các mục tiêu, chiến lược và hành động giúp nâng cao năng suất. Kế hoạch tổng thể về năng suất cũng góp phần đưa năng suất vào các chương trình phát triển quốc gia, tăng cường vai trò của năng suất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nền kinh tế thành viên APO. Trong lĩnh vực này, APO đã hỗ trợ Lào, Campuchia, Fiji, Bangladesh và Việt Nam xây dựng kế hoạch tổng thể về năng suất hướng đến phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.
"Mặc dù phải mất nhiều năm mới có thể thấy được tác động của kế hoạch tổng thể đối với Việt Nam, song một khi đã được triển khai, Kế hoạch tổng thể sẽ giúp tạo ra một hệ sinh thái nâng cao năng suất, góp phần tháo gỡ những nút thắt lớn trong tăng trưởng năng suất tại Việt Nam ở khía cạnh đổi mới sáng tạo, phát triển kỹ năng và năng lực kỹ thuật vững chắc" TS. AKP Mochtan khẳng định.
Cụ thể hơn, Kế hoạch tổng thể sẽ đề xuất các hành động cần phải được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, xây dựng năng lực hấp thụ vốn con người, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông và hạ tầng logistic, bố trí và phân bổ các nguồn lực. Theo các chuyên gia quốc tế, đây cũng là những nội dung quan trọng mà Việt Nam cần theo đuổi để có thể đi tắt đón đầu nhằm tối đa hóa các lợi thế của một nước đi sau.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 04/02/2020 về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 10/2020.