04 giải pháp cải cách tục hành chính trong kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước


Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng giao dịch, giảm thiểu chi phí về thời gian và vật chất cho xã hội, bám sát kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính. Trong những năm qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đặc biệt chú trọng tới công tác cải cách hành chính, đặc biệt là lĩnh vực kiểm soát chi NSNN.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, chứng từ,...; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là lĩnh vực kiểm soát chi NSNN, qua đó, KBNN đã triển khai 04 giải pháp cải cách tục hành chính trong kiểm soát chi, cụ thể:

Một là, Đối với kiểm soát chi đầu tư, thời gian kiểm soát chi đã được rút ngắn từ 07 ngày xuống còn 03 ngày làm việc. Đối với chi thường xuyên, KBNN kiểm soát các khoản chi nhỏ theo bảng kê chứng từ thanh toán; đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện kiểm soát chi theo cơ chế khoán chi. Trước đó, từ năm 2018, KBNN đã áp dụng nguyên tắc "thanh toán trước, kiểm soát sau" đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần, theo đó sẽ rút ngắn tối đa thời gian thanh toán xuống còn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp hợp lệ của đơn vị.

Hai là, thực hiện cơ chế một cửa một giao dịch viên trong kiểm soát chi NSNN, người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người xử lý công việc cho đơn vị giao dịch, từ đó rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt được đầu mối kiểm soát chi; đồng thời, niêm yết công khai hồ sơ thủ tục hành chính về kiểm soát chi tại các trụ sở KBNN trong toàn hệ thống.

Ba là, triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, từ tháng 2/2018, KBNN đã triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên phạm vi toàn quốc cho các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư có mở tài khoản giao dịch tại KBNN. Theo đó, khi có nhu cầu chi ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư không phải đến giao dịch trực tiếp tại KBNN, thay vào đó, hồ sơ, chứng từ đơn vị ký số gửi KBNN.

Với việc triển khai DVCTT đã tạo thêm một kênh giao dịch điện tử của KBNN để khách hàng có thể tự do lựa chọn giao dịch; tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho khách hàng.

Với việc triển khai DVCTT đã tạo thêm một kênh giao dịch điện tử của KBNN để khách hàng có thể tự do lựa chọn giao dịch; tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho khách hàng; việc sử dụng DVCTT với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung.

Bốn là, thí điểm triển khai ứng dụng thông báo số dư tài khoản cho đơn vị sử dụng ngân sách; KBNN cung cấp cho chủ tài khoản về tình hình biến động số dư tài khoản của đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN; trạng thái xử lý giao nhận hồ sơ, chứng từ yêu cầu thanh toán,... Từ đó, thủ trưởng đơn vị có thể chủ động nắm bắt thông tin về tình hình biến động số dư tài khoản, tình trạng xử lý hồ sơ, các giao dịch thanh toán qua ứng dụng KBNN trên thiết bị di động mà không phải đến KBNN. Theo đó, tạo tính công khai, minh bạch và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN biết được tình hình sử dụng tài chính của đơn vị, hạn chế rủi ro thanh toán trong chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN.