Cải cách thuế phải đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng
Chiều ngày 22/9, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi thảo luận bàn tròn về kế hoạch cải cách thuế của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.
Tại buổi thảo luận, hai bên đã tập trung thảo luận về định hướng cải cách thuế (các chính sách thuế và quản lý thuế) giai đoạn 2016-2020 nhằm giúp Bộ Tài chính hoàn thiện, ban hành Kế hoạch cải cách thuế giai đoạn 2016 – 2020, cũng như định hướng hỗ trợ của các đối tác phát triển nhằm giúp Việt Nam triển khai kế hoạch này.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn coi cải cách hành chính thuế, hải quan là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính (CCHC) nhà nước, đặc biệt cải cách phải gắn liền đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Đề cập tới kết quả nổi bật về cải cách chính sách thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới cải cách. Đặc biêt, năm 2014, lần đầu tiên Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội 1 luật sửa 5 luật, xây dựng 1 nghị định sửa 5 nghị định để tạo môi trường pháp lý quan trọng thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã đi được một bước liên quan tới khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, đã bắt đầu triển khai kê khai, hoàn thuế điện tử.
Đề cập tới kế hoạch cải cách TTHC thuế giai đoạn 2016 -2020, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói, trong tháng 10 chúng tôi sẽ thông qua chiến lược tổng thể về những nhiệm vụ quan trọng về cải cách TTHC thuế và cải cách thuế trong cả giai đoạn 4 năm tới. Trong đó, Bộ Tài chính quan tâm tới nội dung liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, cùng với hệ thống pháp luật để quản lý rủi ro một cách thực chất, hiệu quả không chỉ đối với công tác thanh tra, kiểm tra của thuế hiện nay, mà cả cách quy trình, nghiệp vụ thuế khác, trước mắt là hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trình bày tham luận về kế hoạch cải cách chính sách thuế, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính Đinh Nam Thắng cho biết, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, Việt Nam tiếp tục sửa đổi, bổ sung và tái cơ cấu hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản, đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Một số định hướng chủ yếu như sau: cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN); Tỷ lệ huy động thu NSNN giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 20 – 21% GDP; Tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 19 – 20% GDP; Tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16 – 18%/năm.
Đề cập tới cải cách công tác quản lý thuế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí khẳng định, mục tiêu đặt ra cho ngành Thuế Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế nhằm thực hiện đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, phấn đấu đến năm 2020 là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế.
Đánh giá cao vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, để đạt được mục tiêu cải cách Thuế cho giai đoạn tới, nhu cầu vốn dành cho đầu tư phát triển trong thời gian tới là rất lớn, đặc biệt là các nguồn tài chính với lãi suất thấp từ các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB).
Các nguồn hỗ trợ từ các đối tác phát triển, đặc biệt là từ WB dành cho ngành Tài chính được đánh giá là thiết thực và phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển Tài chính và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ tài chính trọng tâm, Bộ Tài chính đang tích cực triển khai các nhiệm vụ cải cách tài chính công trong trung và dài hạn để đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển tài chính 2020, trong đó, bao gồm các mục tiêu cải cách trong lĩnh vực thuế. Do vậy, việc tiếp tục nhận được các hỗ trợ tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển là vô cùng quan trọng.
Tại buổi thảo luận, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Sebastien đánh giá cao nỗ lực cải cách thuế, hải quan của Việt Nam.
Khuyến nghị về cải cách thuế giai đoạn tới, ông Sebastien cho rằng, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch dựa trên định hướng chiến lược gồm: ổn định tỷ lệ thu ngân sách trên GDP ở mức 24%; cân đối lại cơ cấu thu theo các nguồn trong nước và giảm thiểu rủi ro BEPS (xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài) trong các giao dịch quốc tế; xây dựng hệ thống thuế hiệu quả giúp giảm thiểu những sai lệch và một nền quản lý thuế hiện đại dựa trên sự tuân thủ tự nguyên và quản lý dựa trên rủi ro.
Đồng thời tính đến các nhân tố tác động: Gắn kết các công cụ (chính sách, quản trị, quốc tế, địa phương); chính sách thuế và quản lý thuế là hai mặc của một đồng xu (những lựa chọn chính sách phải đối mặt với các hạn chế về hành chính và ngược lại).
Ông Sebasstien cũng khuyến nghị, trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng cần tăng cường các công cụ phân tích để tăng cường việc hoạt động quyết định, cũng như công tác theo dõi và đánh giá ở cấp quản lý (chi phí thuế, khoảng cách về thuế, dự báo nguồn thu