Cao điểm xử lý nợ xấu ngành ngân hàng

Theo Thanh Hoa/thoibaokinhdoanh.vn

Hệ thống ngân hàng chỉ có một năm để hoàn thành mục tiêu xử lý ngân hàng yếu kém và đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 3%. Nhiều ý kiến lo ngại ngành ngân hàng sẽ khó đạt được mục tiêu, bởi nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đã đặt ra các mục tiêu: đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống 3%, tăng vốn tại 4 ngân hàng có vốn nhà nước, các ngân hàng phải niêm yết trên thị trường chứng khoán…

Mới xử lý được hơn 50% nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến hết tháng 8/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì dưới mức 2%. Nếu tính cả khoản nợ xấu đã bán cho công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu thì tỷ lệ tới hết tháng 8/2019 là 4,84%.

Đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Tính trung bình từ 15/8/2017 – 31/8/2019, toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng/tháng.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá Nghị quyết số 42, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và Quyết định 1058 là một “mốc son” trong giai đoạn này về xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD. Với những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng tin tưởng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm về dưới 3% vào cuối năm 2020 như mục tiêu đề ra; đóng góp tích cực vào cơ cấu lại TCTD; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng hạng tín nhiệm quốc gia; tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng trước các tác động từ trong và ngoài nước.

Theo phân tích của các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu ở đây bao gồm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các phương pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

Không thể phủ nhận, thời gian qua, các ngân hàng rất tích cực xử lý nợ xấu nội bảng cũng như nợ đã bán cho VAMC. Đến thời điểm này đã có khoảng 10 ngân hàng mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC. Như vậy, vẫn còn hàng chục ngân hàng khác đang gửi nợ xấu tại VAMC.

Theo thống kê của VAMC, từ khi thành lập đến ngày 30/6/2019, VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đạt 316.066 tỷ đồng, với 347.432 tỷ đồng dư nợ gốc, mua nợ theo giá thị trường đạt 6.419 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2019, VAMC đã tất toán 163.868 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, thu hồi nợ đạt 125.796 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng 2 năm qua, VAMC mới thu hồi được hơn 50% nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Chỉ còn một năm để đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống 3%
Chỉ còn một năm để đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống 3%
 

Khó hoàn thành mục tiêu?

Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD xuống mức dưới 3% vào năm 2020 sẽ khó hoàn thành.

Tại thời điểm này, ngay ở một trường hợp cụ thể, có lộ trình định rõ, nhưng vẫn chưa thể thực hiện như đã nêu trong Đề án là VAMC – đầu mối từng có vai trò lớn nhất trong gánh vác trên 300.000 tỷ đồng nợ xấu các TCTD bán sang những năm qua, bởi chỉ có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.

Giới chuyên gia cho rằng để xóa được nợ xấu ở VAMC cần thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ. Thực tế, đề xuất này đã được đề cập tới ngay sau khi VAMC được thành lập và Nghị quyết 42 ra đời.

Cụ thể, Đề án xác định giai đoạn 2017- 2018 tăng đủ vốn cho VAMC lên 5.000 tỷ đồng, đến năm 2020 tăng lên đủ 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin tăng vốn được công bố và thị trường mua bán nợ hoạt động khá èo uột.

Như vậy, VAMC là trường hợp tưởng như có tính khả thi cao về bố trí nguồn, quy trình thủ tục để tăng vốn, mà đến nay vẫn không thể đảm bảo được yêu cầu trong Đề án.

Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại, nợ xấu nội bảng vẫn không ngừng tăng. Khảo sát đến cuối tháng 9/2019, tổng nợ xấu nội bảng tại 26 ngân hàng là hơn 113.000 tỷ đồng, tăng hơn 15.000 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương tăng khoảng 15%).

Chẳng hạn tại ABBank, nợ xấu nội bảng tăng tới 79% lên 1.766 tỷ đồng, SHB tăng 39% lên 7.227 tỷ đồng, Techcombank tăng 32% lên 3.704 tỷ đồng, MB tăng 30% lên 3.730 tỷ đồng, NamABank tăng lên 1.496 tỷ đồng, BIDV tăng 19% tương ứng với 3.634 tỷ đồng lên 22.436 tỷ đồng, Vietcombank tăng 22,5% lên 7.625 tỷ đồng… Đáng chú ý, nhiều nhà