CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tích cực triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Tích cực triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Ngày 25/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Đề án nêu rõ mục tiêu chung chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt về biến đổi khíhậu ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về biến đổi khíhậu, tăng trưởng xanh. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu khá đa dạng, bao gồm ngân sách trung ương, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, nguồn viện trợ ODA, viện trợ quốc tế, đầu tư của khu vực tư nhân... Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và đã tập trung nguồn lực để thực hiện nhưng hiện nay nguồn lực tài chính mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, trong khi chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tập trung huy động và đầu tư có hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Vai trò của chính sách tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường

Vai trò của chính sách tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và dành nhiều nỗ lực để thực hiện. Đối với Việt Nam, bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn được xác định trong nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh đòi hỏi phải có sự kết hợp hiệu quả của nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể thiếu chính sách tài chính.
Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng khan hiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng biến đổi khí hậu khó lường hiện nay tại nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển nền kinh tế xanh hay phát triển nền kinh tế tuần hoàn là phương tiện và là kết quả để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này. Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề cối lõi của kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, chính sách phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian qua.
Xu hướng phát triển trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam

Xu hướng phát triển trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam

Bên cạnh các vấn đề được quan tâm như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội thì nhiều quốc gia hiện đang theo đuổi mục tiêu thúc đẩy thịnh vượng kinh tế bền vững, lâu dài, đặc biệt là môi trường, khí hậu và thiên nhiên. Trái phiếu xanh đang được coi là phương tiện huy động vốn hữu hiệu từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội. Việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng chung, là một kênh huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng bền vững.
Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong lĩnh vực thủy sản

Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong lĩnh vực thủy sản

Ngày 29/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030. Theo đó, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản được xác định là một trong số các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu mà Đề án đề ra.
6 hành động ưu tiên nhằm thúc đẩy sứ mệnh “Đổi mới xanh”

6 hành động ưu tiên nhằm thúc đẩy sứ mệnh “Đổi mới xanh”

Giảm phát thải khí nhà kính về "0" trong vòng chưa đầy 30 năm là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt khi cả nước đang phấn đấu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Việt Nam đã chứng tỏ khả năng khi đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong vài năm trở lại đây, trong đó có bước nhảy vọt, trở thành nước dẫn đầu ở Đông Nam Á về năng lượng tái tạo…
Thêm cú hích cho thị trường trái phiếu xanh

Thêm cú hích cho thị trường trái phiếu xanh

Việc phát hành lô trái phiếu xanh đầu tiên trong tháng 7/2022 của EVNFinance trở thành cú hích lớn đối với thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam vốn được đánh giá còn khiêm tốn và mới mẻ. Sự kiện này cũng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tìm đến kênh vốn này nhiều hơn, đảm bảo nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án hướng tới cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).