Nhận vốn góp của đối tác nước ngoài thực hiện theo quy định nào?
Bộ Tài chính trả lời doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến thủ tục nhận vốn góp của đối tác nước ngoài.
Hỏi: Công ty chúng tôi có ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với đối tác nước ngoài (Đức). Theo nội dung hợp đồng, hai bên tham gia hợp tác xây dựng và vận hành dự án 'Nhà máy liên doanh phân bón”. Phía đối tác góp vốn bằng thiết bị, công nghệ sản xuất, phần mềm điều khiển và tiền mặt, tổng số chiếm 49 % vốn cho dự án.
Hiện chúng tôi đã nhập khẩu một số máy móc, thiết bị góp vốn của đối tác. Riêng về hệ thống phần mềm điều khiển bên phía đối tác đã mua tại nước ngoài và chuyên gia bên phía đối tác mang theo khi sang Việt Nam làm việc tại dự án. Xin hỏi, thủ tục và các chứng từ cần thiết để công ty chúng tôi ghi nhận vốn góp của đối tác bằng phần mềm và công nghệ sản xuất?
Về việc này, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:
Tại Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, qui định:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) ỉà hợp đông được ký giữa các nhà đâu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Điều 28, 29 Luật Đầu tư 2014 (nêu trên) quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:
“Điều 28. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tu- nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn của ban điểu phổi do các bên thỏa thuận.''
‘Điều 29. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyển của các bên tham gia họp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kỉnh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh
chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh đê thành ỉập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuân những nôi dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào các qui định nêu trên thì về nguyên tắc: Hợp đồng BCC là những thỏa thuận giữa các nhà đầu tư cùng nhau hợp tác kinh doanh (không thành lập tổ chức kinh tế mới) bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh được các bên ký kết với nội dung chính theo qui định tại Điều 29 Luật Đầu tư 2014. Như vậy, tài sản góp vôn họp tác kinh doanh của bên nào vẫn thuộc sở hữu của bên đó.
Tuy nhiên, để làm cơ sở phân chia quyền lợi, trách nhiệm thì các bên phải có thỏa thuận thống nhất đánh giá giá trị các tài sản của từng bên góp vốn kinh doanh (biên bản định giá tài sản). Trường họp vốn góp hợp tác kinh doanh bằng phần mềm và công nghệ sản xuất thì các bên phải căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ có liên quan hiện có, các kết luận đánh giá hiệu quả của các hệ thống phần mềm đó, qui định Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ hiện hành...để xác định giá trị làm cơ sở phân chia quyền lợi, nghĩa vụ ghi trong hợp đồng hợp tác được ký kết.