Việc đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng, là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường quốc tế.
Theo các chuyên gia năng suất, Tiêu chuẩn ISO giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí , thông qua các hệ thống và quá trình cải thiện. Đồng thời, tăng sự hài lòng của khách hàng, thông qua cải thiện an toàn, chất lượng và quy trình; truy cập các thị trường mới , thông qua việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
Điều tiên quyết đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đó là vấn đề an toàn vệ sinh. Chính vì vậy, việc áp dụng hệ thống ISO 22000 sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này, đồng thời cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp do Tổ chức tiêu chuẩn hóa ban hành. Nội dung của tiêu chuẩn bao gồm các quy định nghiêm ngặt để tạo ra môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ISO 45001 và đã thành công, tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn khi áp dụng công cụ này.
Việc áp dụng Tiêu chuẩn IEC 62443 chính là nền tảng an toàn tránh rủi ro cho mạng truyền thông công nghiệp trong bối cảnh có nhiều cuộc tấn công mạng gây ra nhiều sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam hiện nay.
Tiêu chuẩn mới về khả năng lọc khô của chất bôi trơn, dầu có trong hoạt động sản xuất công nghiệp đang được Ủy ban Tiêu chuẩn quốc tế ASTM phát triển và hoàn thiện.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, một số các quy định trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) đã không đáp ứng yêu cầu bảo đảm thi hành các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán.
Trên cơ sở kết quả 30 mô hình điểm về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn từ 2015-2020 và 10 mô hình điểm năm 2021, năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai đề án giúp các doanh nghiệp mới tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng.
ISO 55001:2014 là một chuẩn mực đối với một hệ thống quản lý tài sản. Việc áp dụng ISO 55001 sẽ giúp doanh nghiệp chủ động quản lý vòng đời của tài sản từ việc mua lại cho đến khi ngừng sử dụng, nhờ đó giảm chi phí và cải thiện năng suất chất lượng.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo “Chiến lược tiêu chuẩn hóa đến năm 2030”, đó là Việt Nam đưa ra mục tiêu chủ trì 2-3 dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế.