Bộ Tài chính giải đáp kiến nghị cử tri về giải pháp bình ổn giá phân bón, vật tư nông nghiệp
Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh An Giang kiến nghị, hiện nay giá vật tư nông nghiệp đã tăng khoảng 15%, trong khi giá lúa, nếp vẫn còn bấp bênh, nông dân không có lãi, Chính phủ cần có giải pháp khả thi bình ổn giá phân bón, vật tư nông nghiệp, bảo đảm nông dân sản xuất có lãi.
Về nội dung này, Bộ Tài chính giải đáp cụ thể tại Công văn số 1425 /BTC-QLCS.
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, để tạo môi trường pháp lý về quản lý giá đối với các hàng hoá, dịch vụ nói chung, các mặt hàng nông nghiệp nói riêng, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội hoặc ban hành theo thẩm quyền Luật, các Nghị định, Thông tư như: Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC...
Bộ Tài chính lý giải, hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; Giá mặt hàng vật tư nông nghiệp nói chung và mặt hàng phân bón, thóc gạo nói riêng đều được hình thành theo cơ chế thị trường; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá mặt hàng trên qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung - cầu...
Đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Áp dụng biện pháp bình ôn giá trong đó có biện pháp đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá (phân đạm, phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật; thóc, gạo tẻ thường); Kê khai giá khi doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giá đốỉ với một số mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá (trong đó có mặt hàng phân đạm, phân NPK); Quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu, triển khai chương trinh bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm.,.).
Đồng thời, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có liên quan thường xuyên theo dõi diễn biển giá cả và cung cầu thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/213 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.