Giảm thuế tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Bộ Tài chính đang dự thảo tờ trình Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 về một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Trong đó có đề cập đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 17%.

Nếu lấy tiêu chí doanh thu năm trước liền kề là 100 tỷ đồng, sẽ có khoảng 95,2% doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế.
Nếu lấy tiêu chí doanh thu năm trước liền kề là 100 tỷ đồng, sẽ có khoảng 95,2% doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế.

Động thái này được đánh giá cao khi doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thiếu dòng tiền để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá cao việc giảm thuế

Nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết, việc giảm thuế thu nhập (DN) cho (DNNVV) và (DN) khởi nghiệp sáng tạo xuống mức 17% là vô cùng cần thiết bởi trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, thì mức giảm trên dưới 5% được coi là chi phí quan trọng để các (DN) này tồn tại và phát triển.

Ông Nguyễn Bá Toàn, Giám đốc Công ty Thương mại đặc sản Việt Nam chia sẻ: Con số giảm thuế thu nhập mà Bộ Tài chính đưa ra tuy không phải là nhiều nhưng thực sự rất cần thiết và được (DN) ví như một chiếc “phao cứu sinh” khi sức lực của (DNNVV) và (DN) khởi nghiệp rất yếu, cần được nâng đỡ, hỗ trợ để vươn lên.

Theo Bộ Tài chính, nếu lấy tiêu chí (DNNVV) theo doanh thu năm trước liền kề tối đa là 20 tỷ đồng, sẽ có khoảng 86,2% (DN) thuộc đối tượng được giảm thuế thu nhập (DN) xuống 17% trong 4 năm tới, mỗi năm ngân sách giảm thu khoảng 473 tỷ đồng. Nếu lấy tiêu chí doanh thu năm trước liền kề là 100 tỷ đồng, sẽ có khoảng 95,2% (DN) thuộc diện được giảm thuế; ước tính ngân sách giảm thu tới 1.500 tỷ đồng/năm.


Quan điểm của ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty SB LAW, bên cạnh việc (DN) hưởng lợi từ mức thuế thấp, việc giảm thuế thu nhập (DN) cũng tạo một không gian khởi nghiệp rộng mở, và rõ ràng nhìn về lâu dài, điều đó cũng phù hợp với mục tiêu của Chính phủ đề ra là thực hiện mục tiêu có 1 triệu (DN) vào năm 2020.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Huy Tùng, Giám đốc Phát triển (DN), Công ty TNHH HP, Chính phủ nên căn cứ vào quy mô, mức độ hoạt động của khu vực (DNNVV) để từ đó đưa ra những mức thuế phù hợp với từng đối tượng. “Khi (DN) vừa khởi nghiệp hoặc có quy mô nhỏ thì có thể giảm thuế, nhưng sau 3 đến 5 năm, (DN) lớn mạnh về quy mô thì tăng mức thuế lên cao hơn”, ông Tùng nêu ý kiến.

Đồng tình với quan điểm của (DN), các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá cao giải pháp Bộ Tài chính đưa ra và cho rằng, mặt bằng thuế suất của Việt Nam ngày càng tiệm cận về mức hợp lý, không chỉ hỗ trợ mà còn là động lực rất tốt để (DN) phát triển.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, thuế thu nhập (DN) của nước ta được điều chỉnh giảm liên tục từ 32% xuống 28%, 25%...và hiện tại mức 20% đang được Bộ Tài chính kiến nghị điều chỉnh giảm còn 17%. Rõ ràng là về thuế suất, nước ta đang thấp hơn các nước trong khu vực. Điều đó cho thấy những nỗ lực không nhỏ của Chính phủ và Bộ Tài chính để tạo điều kiện cho (DN) phát triển trong bối cảnh nhiều (DNNVV) đang có dấu hiệu đuối sức, việc giảm thuế là phương án hiệu quả nhất để tiếp sức cho họ.

Cần có sự chuyển động đồng bộ của các giải pháp

Tuy nhiên việc giảm thuế thu nhập (DN) cũng đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước (NSNN) mất đi một nguồn thu từ các (DNNVV). Theo ông Hà, hiện nay nước ta có gần 500 nghìn (DN) và với số lượng (DNNVV) chiếm tới hơn 90% (DN) thì việc giảm thuế thu nhập (DN) từ 3 - 5%, trong ngắn hạn (NSNN) sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong dài hạn, (NSNN) sẽ có lợi bởi việc giảm thuế thúc đẩy (DN) khởi nghiệp ra đời nhiều hơn và nguồn thu sẽ tăng lên cao hơn rất nhiều.


Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, mức giảm thuế phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách. Trong lúc (NSNN) đang khó khăn, việc hỗ trợ về thuế là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, và đi cùng với giải pháp này cần phải cải cách thủ tục hành chính, cải cách chi tiêu để có thể hỗ trợ cho (DN) tốt hơn nữa. “Hiện nay các khoản chi ngoài sổ sách của (DN) rất lớn, đặc biệt là những khoản chi cho thủ tục hành chính để lót tay, bôi trơn. Do đó, Chính phủ cần phải có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để loại bỏ những tồn tại này”, ông Hà chia sẻ thêm.

Về vấn đề này, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc tập trung mạnh vào cải cách hành chính là khâu then chốt, làm sao để chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, làm khó (DN) thì (DN) mới có lãi và hấp thụ tốt nhất chính sách giảm thuế của Chính phủ. Bởi lẽ, để triển khai các giải pháp về tài chính thì còn liên quan đến rất nhiều các thủ tục hành chính của các bộ ngành khác, cho nên đòi hỏi phải có sự chuyển động đồng bộ.