Phân tích tác động dòng tiền đến tài chính doanh nghiệp


Dòng tiền hoạt động OCF (operating cash flow) và dòng tiền phát sinh từ tài sản CFFA (Cash flow from assets) thể hiện việc chi trả, mua sắm, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (DN). Đây là thông tin quan trọng và rất hữu ích cung cấp cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác quan tâm. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết đã phân tích dòng tiền tác động đến tài chính của DN, từ đó để các nhà đầu tư có cơ sở quyết định đúng đắn, các nhà quản lý có quyết sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng.

Lý thuyết

Theo Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield và Jeffrey Jaffe (2022), dòng tiền của DN được xác định bằng 4 công thức sau:

Dòng tiền hoạt động (OCF) được tính bằng 4 công thức:                        

1) OCF = EBIT + D - T                                         

2) OCF = Doanh thu - Chi phí (không có khấu hao) -T                                                    

3) OCF = {Doanh thu - Chi phí (không có khấu hao)}*(1 -T) + ( D+I)*T                       

4) OCF = EAT + D (Khi không có lãi vay)                        

Ghi chú:

- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng (ghi trên hóa đơn) - Thuế GTGT (theo PPTT) -Các khoản giảm trừ (CKTM; giảm giá hàng bán; hàng bán bị trả lại) - Thuế xuất khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt).

-  EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings before interest and taxes).

               EBIT = Doanh thu thuần -Tổng chi phí (có khấu hao).

- EBT: Lợi nhuận trước thuế (Earnings before taxes).

              EBT = EBIT - Lãi vay (I).

 - EAT: Lợi nhuận sau thuế (Earnings after taxes).

             EAT = EBT - Thuế (T).

 - D (Depreciation): Khấu hao.

- T (Tax): Thuế.

 - I (Interest): Lãi vay.

NCS: Đầu tư mới TSCĐ (Net capital spending).

CFFA: Dòng tiền phát sinh từ tài sản (Cash flow from assets).

OCF = EBIT+D - THUẾ: 

Chỉ tiêu này nói lên, sau chu kỳ kinh doanh dòng tiền của DN tăng lên bao nhiêu?

NCS= TSCĐ thuần cuối kỳ - TSCĐ thuần đầu kỳ + D.

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ DN mua sắm TSCĐ trị giá bao nhiêu?

Vốn lưu động thuần (Net working capital - NWC).

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.

Vốn lưu động thuần = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) -Tài sản dài hạn.

Thay đổi NWC= NWC cuối kỳ - NWC đầu kỳ.

CFFA = Dòng tiền dành cho trái chủ + Dòng tiền dành cho cổ đông (1)

     + Dòng tiền dành cho trái chủ =Trả lãi vay - Vốn vay mới thuần.

          -Vốn vay mới thuần = Nợ vay dài hạn cuối kỳ - Nợ vay dài hạn đầu kỳ.

     + Dòng tiền dành cho cổ đông = Trả cổ tức - Vốn đầu tư chủ sở hữu thuần mới.

 - Vốn đầu tư chủ sở hữu thuần mới = Vốn chủ đầu tư sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ đầu tư sở hữu đầu kỳ.

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ dòng tiền thuần mà DN nhận hoặc chi cho trái chủ và cổ đông được bao nhiêu?

Khi dòng tiền dành cho trái chủ âm: Dòng tiền DN nhận tiền từ trái chủ lớn hơn dòng tiền trả cho trái chủ và ngược lại.

Khi dòng tiền dành cho cổ đông âm: Dòng tiền DN nhận tiền từ cổ đông lớn hơn dòng tiền trả cho cổ đông và ngược lại.

CFFA còn được tính theo công thức sau:

CFFA = OCF - NCS - Thay đổi NWC (2)

Thực tiễn

Để làm rõ lý thuyết trên, chúng ta xem trường hợp sau:

Tại Công ty Châu Hà các năm 2021, 2022, có tài liệu:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

                                                                                  Đơn vị tính: Triệu đồng

TÀI SẢN

2021

2022

NGUỒN VỐN

2021

2022

A. Tài sản ngắn hạn

4.300,00

4.900,00

A. Nợ phải trả

3.000,00

3.570,40

1. Tiền mặt

500.00

700,00

I. Nợ ngắn hạn

2.000,00

1.870,40

2. Khoản phải thu

600,00

800,00

1. Khoản phải trả

1.100,00

1.000,00

3. Hàng tồn kho

3.200,00

3.400,00

 

900,00

870,40

       

2. Nợ tích lũy

1.000,00

1,700.00

B. Tài sản dài hạn

5.100,00

5.900,00

B. Vốn chủ sở hữu

6.400,00

7.229,60

1. Nguyên giá TSCĐ

5.500,00

7.000,00

1.Vốn đầu tư của

6.000,00

6.400,00

2. Hao mòn lũy kế

(400,00)

(1,100,00)

  chủ sở hữu

   
       

2. Lợi nhuận giữ lại

400,00

829.60

TỔNG CÔNG

9.400,00

10.800,00

TỔNG CÔNG

9.400,00

10.800,00

            Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1.

                                                    Đơn vị: Triệu đồng 

BẢNG KẾT QUẢ SXKD 2022

Số tiền

1. Doanh thu thuần

 

14.000,00

2. Tổng chi phí (a+b+c)

12.040,00

  a. Biến phí trên DT

70%

9.800,00

  b. Định phí (Chưa có khấu hao)

1.540,00

  c. Khấu hao (D) (1 năm) 10%

700,00

3. EBIT (1-2)

   

1.960,00

4. Lãi vay (1 năm) 

10%

170,00

5. Lợi nhuận trước thuế (EBT) (3-4)

1.790,00

6. Thuế thu nhập DN

20%

358,00

7. Lợi nhuận sau thuế (5-6)

1.432,00

8. OCF (3+2c - 6)

 

2.302,00

9. Tỷ lệ chi trả cổ tức

 

70%

       

      Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1.

Ghi chú: Số liệu trong bảng cân đối kế toán là số bình quân trong năm (Đầu năm + Cuối năm)/2)

Từ báo cáo tài chính trên, chúng ta tính được dòng tiền hoạt động (OCF) của DN bằng 4 công thức sau:                               

1) OCF = EBIT + D - T: 1.960 + 700 – 358 =2.302                                             

2) OCF = Doanh thu - Chi phí (không có khấu hao) -T:                                       

    14.000 – (9.800+1540) – 358 = 2.302                           

3)  OCF = {Doanh thu - Chi phí (không có khấu hao)}*(1 - T) + ( D+I)*T                     

     [14.000 - (9.800+1.540]*(1-20%) +( 700 + 0)*20% = 2302                            

4)  OCF = EAT + D (Khi không có lãi vay):                                 

         1.432 +700 =2.302

CFFA: Dòng tiền phát sinh từ tài sản (Cash flow from assets)

OCF = EBIT+D - THUẾ:  1.960 + 700 – 358 = 2.302

Chỉ tiêu này nói lên, sau chu kỳ kinh doanh dòng tiền của DN tăng lên bao nhiêu?

NCS= TSCĐ thuần cuối kỳ - TSCĐ thuần đầu kỳ + D.

NCS=5.900 – 5100 + 700=1.500.

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ DN mua sắm TSCĐ trị giá bao nhiêu?

Vốn lưu động thuần (Net working capital - NWC).

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ DN đã đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản ngắn hạn bao nhiêu ?

NWC cuối kỳ = 4900 – 1870,40 = 3.029,60

NW đầu kỳ = 4.300 -2.000 =2.300

Hoặc:

Vốn lưu động thuần = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) - Tài sản dài hạn.

NWC cuối kỳ = (7.229,60 + 1700) – 5.900 = 3.029,60

NW đầu kỳ = (6.400 +1.000) + 5.100 =2.300.

Thay đổi NWC= NWC cuối kỳ - NWC đầu kỳ.

Thay đổi NWC = 3.029,60 - 2.300 = 729,60

      + NWC cuối kỳ = 4.900 - 1.870,40 = 3.029,60

      + NWC đầu kỳ = 4.300 - 2.000 = 2.300.

CFFA = Dòng tiền dành cho trái chủ + Dòng tiền dành cho cổ đông (1)

     + Dòng tiền dành cho trái chủ = Trả lãi vay - Vốn vay mới thuần.

          -Vốn vay mới thuần = Nợ vay dài hạn cuối kỳ - Nợ vay dài hạn đầu kỳ.

          -Vốn vay mới thuần = 1.700 - 1.000 = 700.

     + Dòng tiền dành cho trái chủ = 170 -700 = (530).

     + Dòng tiền dành cho cổ đông = Trả cổ tức - Vốn đầu tư chủ sở hữu thuần mới.

       -Vốn đầu tư chủ sở hữu thuần mới = Vốn chủ đầu tư sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ đầu tư sở hữu đầu kỳ.

          -Vốn đầu tư chủ sở hữu thuần mới = 6.400 - 6000 = 400.

     + Dòng tiền dành cho cổ đông = 1.002,40 - 400 = 602,40 (1.002,40 =1.432*70%).

CFFA = (530) + 602,40 = 72,40.   

Chỉ tiêu này nói lên trong kỳ dòng tiền thuần mà DN nhận hoặc chi cho trái chủ và cổ đông được bao nhiêu?

Khi dòng tiền dành cho trái chủ âm: Dòng tiền DN nhận tiền từ trái chủ lớn hơn dòng tiền trả cho trái chủ và ngược lại.

Khi dòng tiền dành cho cổ đông âm: Dòng tiền DN nhận tiền từ cổ đông lớn hơn dòng tiền trả cho cổ đông và ngược lại.

CFFA còn được tính theo công thức sau:

CFFA = OCF - NCS - Thay đổi NWC (2)

 CFFA = 2.302 - 1.500 - 729,60 = 72,40

Từ công thức (1) và (2) chúng ta có:

OCF - NCS - Thay đổi NWC = Dòng tiền dành cho trái chủ + Dòng tiền dành cho cổ đông (3).

Công thức (3), chúng ta có thể trình bày như sau: (Hình 1)

Phân tích tác động dòng tiền đến tài chính doanh nghiệp - Ảnh 1

Ghi chú:

  • TSCĐ: Tài sản cố định
  • ĐK: Đầu kỳ
  • CK: Cuối kỳ
  • ĐT: Đầu tư
  • CSH: Chủ sở hữu

Từ Hình 1cho thấy sau kết qủa kinh doanh, DN tạo ra được dòng tiền hoạt động  OCF 2.302 triệu đồng, được phân phối như sau:

  • Tài sản: Dòng tiền tăng thêm OCF 2.302 triệu đồng được đầu tư vào tài dài hạn 1.500 triệu đồng, đầu tư vào tài sản ngắn hạn 729,60 triệu đồng, còn lại là dòng tiền phát sinh từ tài sản CFFA 72,40 (2.300 - 1500 - 729,60).
  • Nguồn vốn: Được hình thành, như sau:

+ Dòng tiền thuần nhận thêm từ trái chủ - 530 triệu đồng (Vay thêm nhiều hơn chi trả vốn gốc và lãi).

+ Dòng tiền chi cho cổ đông nhiều hơn nhận từ cổ đông 602,5 triệu đồng.

CFFA= (630) + 602,40 = 72,40.

Từ công thức ( 3), chúng ta có:

OCF - NCS - Thay đổi NWC = Dòng tiền dành cho trái chủ + Dòng tiền dành cho cổ đông

2.302 - 1,500 - 729,60 = (630) + 602,40 = 72,40.

Điều này nói lên sau 1 năm kinh doanh, DN đã tạo ra được dòng tiền hoạt động OCF là 2.302 triệu đồng, đồng thời đầu tư vào tài sản dài hạn 1.500 triệu đồng và tài sản ngắn hạn 729,60 triệu đồng, sẽ tạo điều kiện cho DN tăng trưởng cho kỳ kế tiếp.

DN cũng đã thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông thể hiện việc trả cổ tức 1.002 triệu đồng, huy động mới vốn cổ phần mới 400 triệu đồng và trả lãi vay cho chủ nợ 170 triệu đồng, vay mới 700 triệu đồng. Tất cả những điều này thể hiện DN hoạt động có hiệu quả, đầu tư mới để tăng trưởng trong kỳ sau và thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông và chủ nợ.

Đề xuất, kiến nghị

Do dòng tiền hoạt động và dòng tiền phát sinh từ tài sản có vai trò quan trọng như đã nói trên, tác giả đề xuất Bộ Tài chính xem xét sửa đổi báo cáo tài chính đã ban hành ở Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã được quy định ở IFRS để các nhà đầu tư dễ dàng tính OCF và CFFA (Như bảng báo cáo sản xuất - kinh doanh trên).

Mặt khác các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu kỹ dòng tiền hoạt động (OCF), dòng tiền phát sinh từ tài sản (CFFA) để có cơ sở quyết định đầu tư đúng đắn, quyết sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu trong nước:

  1. Nguyễn Trung Trực, (2018). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
  2. Nguyễn Trung Trực, (2018). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
  3. Nguyễn Trung Trực, (2015). Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM
  4. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Tài liệu nước ngoài:

  1. Bodie; Kane, Marcus, (2018). Investments, Eleventh edition- McGraw Hill.
  2. Erwin Bakker, Edward Rands, (2017). IFRS, by John Wiley & Sons, Ltd. All rights reserved.
  3. Eugene F.Brigham and Joel F.Houston, (2019). Fundermentals of Financial Management. Pulished by Cengage Learning.
  4. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, (2022). Fundermentals of Corporate Finance 13th edition. Published by McGraw-Hill.
  5. Jeff Madura, (2018). International Financial Management, 13th edition. Published by McGraw-Hill.
  6. Laurent L. Jacque, (2020). International Corporate Finance 2 nd. Published by John Wiley & Sons, Inc.
Theo tapchicongthuong.vn