(Tài chính) Hiến pháp năm 2013 ra đời đã đánh dấu sự phát triển đối với nền lập pháp nước ta. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật lập hiến.
(Tài chính) Giám sát và phản biện xã hội là việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện nhiều năm nay. Song, với Hiến pháp năm 2013 và các quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013, của Bộ Chính trị khóa XI, trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đã được pháp luật hóa ở mức cao nhất.
(Tài chính) Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có nhiều điểm mới về nhận thức và cách thức thể hiện (kỹ thuật lập hiến) sau đây:
(Tài chính) Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được trang trọng ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Đây là sự tiếp tục quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về việc đề cao chủ quyền nhân dân, khẳng định ở Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ (Điều 2). Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp sửa đổi có những nội dung mới thể hiện nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vấn đề Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
(Tài chính) Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng ta về quyền con người, coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
(Tài chính) Cùng với nguyên tắc dân chủ XHCN và chủ quyền nhân dân, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 còn thể chế hóa một nguyên tắc chủ đạo nữa về tổ chức quyền lực nhà nước. Đó là nguyên tắc về tính thống nhất, sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
(Tài chính) Để các quy định của Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, bảo đảm tính thượng tôn Hiến pháp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp, một nhiệm vụ lớn và trọng tâm lúc này là căn chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới và các định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
(Tài chính) Trong hai ngày (từ 16-17/7), tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã tổ chức phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe các tờ trình từ các Bộ chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm định và tập trung thảo luận, cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự án Luật Dân số; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.