Quản lý tài nguyên nước: Cần làm rõ trách nhiệm từ các Bộ, ngành
Các chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng một cơ chế có thể giải quyết triệt để những bất cập đang diễn ra trong quản lý nước quốc gia.
Việt Nam đối mặt thách thức về tài nguyên nước
Trước những thách thức ngày càng tăng về tài nguyên nước, các chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cũng như sự tham gia của chính người dân trong xã hội. Về tài nguyên nước, gần đây đã chứng kiến mực nước tại các nhà máy thủy điện xuống thấp nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng nguồn cung cấp điện trên cả nước.
Với việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước đang được tiến hành, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng cần phải xây dựng một cơ chế có thể giải quyết những bất cập đang diễn trong quản lý nước quốc gia.
Ông Ngô Mạnh Hà - Phó Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam có khoảng 3.450 sông, suốt có chiều dài từ 10km trở lên. Tổng lượng nước của các dòng chảy này đạt khoảng 7,9 nghìn tỷ mét khối. Việt nam không bị thiếu nước trên đầu người.
Tuy nhiên, khi xét đến việc nước sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 40% tổng lượng và 60% còn lại phải nhập khẩu, Việt Nam có nguy cơ khan hiếm nước khi chỉ có 4.421m3/người/năm- con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Đông Nam Á.
Ông Ngô Mạnh Hà cho biết thêm, với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước năm 1998, sửa đổi năm 2012, công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với thực tế có nhiều bất cập trong công tác quản lý nước.
Chẳng hạn, lòng đá lộ ra do khan hiếm nước vào tháng 6 ở sông Đà, nối liền với Nhà máy Thủy điện Hòa Bình ở phía Bắc. Được biết, một trong những nguyên nhân là do có sự chồng chéo trong quản lý, ví dụ, một dòng sông có thể có nhiều Bộ, Ngành phụ trách, có nhiều quy định liên quan. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý nguồn nước, trong khi Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông và Bộ Công Thương vận hành các hồ chứa, đập, trạm bơm, công trình thủy lợi và các dự án thủy điện, Bộ Giao thông vận tải điều tiết giao thông đường thủy.
Ngoài ra, Luật Tài nguyên nước năm 1998 và 2012 vẫn thiếu khung về an ninh nước. Trong khi đó, việc sử dụng nước hiện nay chưa hiệu quả, chưa tính đến giá trị thực của nguồn nước trong phát triển kinh tế- xã hội. Ông Ngô Mạnh Hà cũng cho rằng việc thực thi pháp luật ở cấp địa phương cũng chưa đủ chặt chẽ, trong khi nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng nước không hợp lý, thậm chí trái phép vẫn diễn ra phổ biến.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các địa phương điều tiết sử dụng nước trong quy hoạch cấp tỉnh. Tuy nhiên, chủ đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, dẫn đến việc quản lý tài nguyên nước trong quy hoạch của địa phương mới chỉ được chú trọng một cách khiêm tốn. Do vậy, vấn đề cấp bách là sửa đổi khung pháp lý về tài nguyên nước.
Theo ông Nguyễn Quang Huân - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 92% nguồn nước ở Việt Nam được sử dụng cho nông nghiệp, trong khi chỉ có 3% cho hộ gia đình và 5% cho công nghiệp.
"Những con số này cho thấy việc quản lý sẽ khó khăn nếu không khảo sát, phân loại đúng mục đích sử dụng. Việc quản lý tài nguyên nước hiện nay về cơ bản thuộc phạm vi của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng liên quan đến nhiều Bộ khác như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ nếu không có sự phối hợp chặt chẽ.”
Hoàn thiện khung pháp lý và an ninh nguồn nước
Sửa đổi Luật Tài nguyên nước là chủ đề thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 vừa qua nhằm hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và an ninh nguồn nước. Chủ đề nhận được sự quan tâm lớn với hàng chục đại biểu tham gia thảo luận.
Cùng chung quan điểm, các đại biểu nhận định tài nguyên nước là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu, vì đây là vấn đề cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của cuộc sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị rà soát kỹ các quy định có liên quan đến các khoản thuế, phí, lệ phí hiện hành để tạo nguồn thu cũng như nguồn lực thực hiện hoạt động quản trị tài nguyên nước từ ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, tạo điều kiện cho việc huy động nguồn thu dịch vụ, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân. Đại biểu đồng tình với những chính sách trong dự thảo Luật về xã hội hoá ngành nước để nước có giá chứ không còn “rẻ như cho”, từ đó khuyến khích sử dụng nước có trách nhiệm, tiết kiệm, hiệu quả.
"Nước không phải thứ trời cho không mà là tài sản, hàng hóa có giá trị và ngày càng có giá trị. Nhà nước phải điều tiết nước như điều tiết điện. Nước là hàng hóa mà đã là hàng hóa thì phải trả tiền và tài nguyên nước phải là một ngành kinh tế chứ không chỉ là quản lý Nhà nước. Do đó, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Dự thảo Luật", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.