Kế toán các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần
Vốn luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc huy động vốn được ví như một hành trình giải bài toán phức tạp, vừa mang tính pháp lý lại vừa có tính nghệ thuật. Là loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, công ty cổ phần có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên, kế toán hạch toán thế nào trong những trường hợp đó là vấn đề đặt ra. Bài viết sẽ phân tích cụ thể điều này.
Các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần
Để huy động vốn công ty cổ phần có thể cân nhắc lưa chọn các hình thức sau:
- Vay vốn trung hạn, dài hạn của ngân hàng, đây là nguồn vốn huy động từ bên ngoài rất quan trọng và phổ biến của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay. Nếu như việc huy động và sử dụng vốn huy động được qua kênh này tốt thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được nâng cao. Khi công ty sử dụng nợ vay thì phải chú ý đến hiệu quả sử dụng và phải lập kế hoạch để trả cả nợ gốc và lãi để đảm bảo trả nợ đúng hạn.
- Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Để làm được điều này công ty phải chứng minh được tỷ suất sinh lợi từ nguồn vốn chủ sở hữu đạt mức cao và có chính sách phát triển bền vững, lâu dài.
- Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: Phát hành trái phiếu có ưu điểm là lợi tức trái phiếu được giới hạn ở một mức độ nhất định và trái phiếu có độ rủi ro thấp. Mặt khác, khi phát hành trái phiếu, người chủ sở hữu không bị phân chia quyền lực. Nếu lợi nhuận của công ty ổn định thì đây là một phương pháp rất hữu hiệu để huy động vốn.
Lợi ích của việc sử dụng vốn vay là tiết kiệm được thuế thu nhập DN do lãi vay là khoản chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế nên sau khi trừ chi phí lãi vay phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông. Tuy nhiên, nó lại làm gia tăng tỷ suất nợ khiến cho tính tự chủ tài chính của công ty bị giảm xuống và rủi ro tăng lên.
Lợi ích của sử dụng vốn cổ phần là không chịu áp lực phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay, nhưng công ty mất đi phần tiết kiệm thuế có được từ lãi vay. So với việc sử dụng vốn cổ phần phổ thông thì việc sử dụng vốn cổ phần ưu đãi có lợi ích ở chỗ là cổ tức dành cho cổ phần ưu đãi cố định nên sau khi trả cổ tức phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Kế toán các hình thức huy động vốn trong công ty cổ phần
Huy động vốn bằng cách vay trung và dài hạn
Tài khoản sử dụng:
- TK 341: ”Vay và nợ thuê tài chính”.
- TK 242: Theo dõi lãi trái phiếu trả trước.
- TK 335: Theo dõi lãi trái phiếu trả sau.
- TK 635: Theo dõi chi phí đi vay (nếu không đủ điều kiện vốn hóa).
- TK 241, 627: Theo dõi chi phí đi vay (nếu đủ điều kiện vốn hóa).
Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu
Tài khoản sử dụng:
- TK 343 “Trái phiếu phát hành”.
TK 3431: ”Trái phiếu thường.”
TK 34311: Mệnh giá trái phiếu.
TK 34312: Chiết khấu trái phiếu.
TK 34313: Phụ trội trái phiếu.
TK 3432: “Trái phiếu chuyển đổi”.
- TK 635: Theo dõi chi phí đi vay (nếu không đủ điều kiện vốn hóa).
- TK 241, 627: Theo dõi chi phí đi vay (nến đủ điều kiện vốn hóa).
Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
Tài khoản sử dụng:
- TK 411: “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”.
TK 4111: “Vốn góp của chủ sở hữu”
Tk 4112: ”Thặng dư vốn cổ phần”, là tài khoản điều chỉnh tăng/giảm cho TK vốn cổ phần, phản ảnh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu (gọi là thặng dư vốn cổ phần).
1) Số tiền thu thực tế khi vay.
(2) Số lãi trả trước.
(3) Định kỳ, phân bổ số lãi trả trước từng kỳ vào chi phí đi vay.
(4) Thanh toán tiền lãi vay định kỳ.
(5) Định kỳ. Ghi nhận trước số lãi trả sau.
(6) Thanh toán số lãi trả sau.
(7) Thanh toán tiền vay.
1) Phát hành trái phiếu theo mệnh giá.
(2a) Phát hành trái phiếu có chiết khấu.
(2b) Định kỳ phân bổ chiết khấu trái phiếu.
(3a) Phát hành trái phiếu có phụ trội.
(3b) Định kỳ phân bổ phụ trội trái phiếu.
(4) Thanh toán trái phiếu đáo hạn.
(5a) Chi phí phát hành trái phiếu.
(5b) Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu.
(1) Bút toán phát hành trái phiếu chuyển đổi.
(2) Chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi, trong đó: (2a): Chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi phát sinh.
(2b) Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành vào chi phí đi vay trong kỳ.
(3) Lãi trái phiếu phải trả.
(4) Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu vào ngày đáo hạn.
(5) Thu hồi trái phiếu vào ngày đáo hạn.
(1) Phát hành cổ phiếu theo mệnh giá.
(2a) Phát hành cổ phiếu với giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá.
(2b) Phát hành cổ phiếu với giá phát hành cao hơn mệnh giá.
(3) Hoàn trả vốn góp.
(4) Chi phí phát hành cổ phiếu.
Tài liệu tham khảo:
1. Học viện Tài chính (2013) Giáo trình kế toán - NXB Tài chính;
2. Bộ Tài chính (2014) Thông tư 200/2014/TT-BTC;
3. Hanoilaw.vn: “Cách thức huy động vốn của công ty cổ phần”.